Kiểm Tra Các Trại Nuôi Tôm Để Phát Hiện EMS

Bộ Nông nghiệp Thái Lan khởi động chiến dịch “Ngăn chặn Hội chứng tôm chết sớm (EMS)”.
Các trại nuôi tôm của Charoen Pokphand Foods (CP Foods) và Plutaluang Water Aquaculture tại tỉnh Chonburi, Thái Lan đã được kiểm tra để phát hiện dấu hiệu EMS.
Cơ quan quản lý ngành nông nghiệp tỉnh Chonburi đã tiến hành kiểm tra các trại nuôi tại Pattaya và Plutaluang trong chiến dịch mang tên “Ngăn chặn dịch bệnh EMS” trên toàn quốc.
Các trại nuôi tôm ở 10 tỉnh của Thái Lan đã được kiểm tra. Ngành nông nghiệp nước này đang áp dụng các tiêu chuẩn mới về điều kiện vệ sinh hệ thống khí và giếng nước và nguồn con giống không bị nhiễm EMS. Kết quả thanh tra vẫn chưa được công bố.
Nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện nguyên nhân gây nên Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là do các vi khuẩn lây truyền qua đường miệng, tập trung ở đường ruột của tôm và sản sinh ra độc tố phá hủy các mô và gây rối loạn chức năng các cơ quan tiêu hóa như gan, tụy. Loại vi khuẩn này không ảnh hưởng đến con người.
Nhóm nghiên cứu cho biết mầm bệnh EMS/AHPNS là một chủng khác lạ của vi khuẩn khá phổ biến là Vibrio parahaemolyticus, do thực khuẩn thể truyền bệnh làm sản sinh một loại độc tố mạnh. Hiện tượng này cũng tương tự như dịch tả ở người, khi các thực khuẩn thể tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio cholerae sản sinh độc tố gây nên triệu chứng tiêu chảy đe dọa đến tính mạng ở người.
EMS được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2009, sau đó lan sang Việt Nam, Malaysia và Thái Lan, gây tổn thất lên đến hơn 1 tỷ USD (767,6 triệu euro) mỗi năm. Dịch bệnh EMS thường bùng phát trong vòng 30 ngày sau khi thả giống. Tỷ lệ tôm chết có thể vượt quá 70%.
Có thể bạn quan tâm

Đang làm vị trí trưởng phòng tại một công ty cơ khí, anh Chính lại quyết định bỏ công việc để về xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) mở trại nuôi thỏ. Đó là câu chuyện của anh Dương Văn Chính (SN 1980) từ kỹ sư cơ khí trở thành người nhân thành công giống thỏ lai thu lãi ròng mỗi năm khoảng 360 triệu đồng.

Từ chỗ chỉ hơn 1.000 con với vài hộ nuôi vào thời gian đầu, đến nay trên địa bàn ấp Đồng Chèo, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có 11 trang trại nuôi heo với gần 20.000 con. Hiện nay, Đồng Chèo là điểm sáng về chăn nuôi của xã.

Sau hai chuyến hành trình bay thẳng, ngày 23/9 và 30/9/2014, các chuyên cơ của Hãng hàng không Qantas Airways, Australia đã chở 400 con bò cao sản mang thai được Vinamilk nhập từ Úc về Việt Nam qua cảng Hàng không sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

Tiếp nối Vinamilk, TH Milk, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cùng Nutifood cũng đầu tư trang trại nuôi quy mô công nghiệp bò sữa và chế biến sữa ở Gia Lai. Mới đây, Tập đoàn Đức Long Gia Lai liên kết với Vinamilk xây dựng trang trại bò sữa công nghiệp cũng ở Gia Lai.

Những năm gần đây, phong trào nuôi ong lấy mật ở xã vùng cao Núa Ngam, huyện Ðiện Biên (Ðiện Biên) có bước phát triển mạnh mẽ góp phần tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, đồng thời trực tiếp góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường tự nhiên của địa phương.