Kiểm Soát Chặt Dịch Bệnh Đàn Bò Dự Án

Nhiều đàn bò của các dự án xóa đói giảm nghèo của các doanh nghiệp hỗ trợ đồng bào chưa được kiểm dịch chặt chẽ đã lây lan dịch lở mồm long móng (LMLM) tại nhiều địa phương.
Tại cuộc họp giao ban Bộ NN&PTNT sáng 5/1, Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông cho biết: Cục Thú y sẽ phối hợp với các tập đoàn và đơn vị thực hiện dự án theo chương trình xóa đói giảm nghèo, kiểm soát tốt đàn bò cấp cho các hộ dân nghèo, không chỉ chất lượng mà cả dịch bệnh.
Hiện, đàn bò dự án theo chương trình xóa đói giảm nghèo đã gây lây lan dịch bệnh LMLM cho 7 tỉnh gồm: Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Theo số liệu mới nhất của Cục Thú y, hiện có 32 xã của 12 huyện thuộc 7 tỉnh với gần 600 con gia súc mắc bệnh (đã có 40 con bị chết, gồm ở Lạng Sơn 21 con, Thanh Hóa 4 con, Lào Cai 6 con, Yên Bái 2 con, Đắk Nông 2 con, Sơn La 2 con, Lâm Đồng 3 con), tập trung chủ yếu ở các chương trình xóa đói giảm nghèo.
Dịch đang có nguy cơ lây lan rộng do bò của chương trình này phát cho mỗi gia đình 1 con, nên diện phát tán dịch rất rộng cho nhiều xã, nhiều huyện, nhiều tỉnh.
Đáng lưu ý nhất chính là sự xuất hiện của virus type A – type nguy hiểm nhất (virus này xuất hiện ở Hà Tĩnh từ 2 năm nay) gây bệnh LMLM trong đàn bò dự án. Điều này khiến cho nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.
“Từ đầu tháng 11/2014 đến nay, ở Hà Tĩnh liên tục có dịch, hiện tại vẫn còn 1 huyện đang có dịch. Khả năng còn có nhiều xã khác, huyện khác có dịch, nhưng ở địa phương này hệ thống báo cáo, hệ thống phòng chống dịch bệnh có vấn đề tồn tại, bất cập từ 2 năm nay. Có thể không loại trừ vừa rồi, các dự án xóa đói giảm nghèo lấy cả nguồn gia súc từ đây”, ông Đông nhấn mạnh.
Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, mới đây, Cục Thú y và lãnh đạo Tập đoàn Viettel đã trao đổi các biện pháp để kiểm soát chất lượng bò và cả dịch bệnh. Cục Thú y đã đề nghị Tập đoàn Viettel tạm ngừng việc cung ứng bò, nhất là trong thời điểm giá rét này.
“Chúng tôi đã ký một biên bản hợp tác trong việc kiểm soát bò để cung ứng cho người nghèo đảm bảo an toàn và cũng đang mời tiếp 2 đơn vị, đó là Tập đoàn Vincom có Quỹ Thiện tâm, chương trình Lục lạc vàng của Đài THVN để làm việc, phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm soát dịch bệnh”, ông Phạm Văn Đông cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN&PTNT đang kiến nghị đưa thêm bệnh đạo ôn ở cây lúa vào trong danh mục các bệnh được bảo hiểm và làm rõ hơn một số chính sách về bảo hiểm nông nghiệp (BHNN).

Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) đã được chấp thuận đầu tư dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao tại Cần Giờ (TP.HCM).

Hiện nay, một số hộ nông dân cũng như doanh nghiệp tham gia GAP đang muốn trở lại sản xuất theo kiểu truyền thống, bởi một lý do khá đơn giản: Sản phẩm GAP chưa được thị trường thừa nhận.

Phòng Kinh tế TP.Hội An cho biết, hiện đơn vị đang triển khai thí điểm một số mô hình nuôi trồng thủy sản mới như: nuôi cá thác lác cườm ở Cẩm Kim, nuôi cua trong ao đất ở Cẩm Thanh, nuôi tôm càng xanh ở Thanh Hà. Đơn vị cũng vừa du nhập thêm một số giống hoa mới để tổ chức nhân giống phục vụ nông dân sản xuất hoa cây cảnh. Được biết, sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Hội An trong quý 1/2012 đạt hơn 39 tấn, hơn 10% kế hoạch.

Những ngày qua, việc tôm thẻ chân trắng tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị bệnh lạ đang là đề tài thời sự, khiến hàng trăm hộ nuôi tôm tại tỉnh Nghệ An phân tâm và lo lắng.