Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiểm Dịch Thực Vật Trước Khi Nhập Khẩu Vào Việt Nam

Kiểm Dịch Thực Vật Trước Khi Nhập Khẩu Vào Việt Nam
Ngày đăng: 17/09/2014

Bộ NN&PTNT vừa ban hành Thông tư quy định danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015, thay thế Thông tư số 39/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/8/2012 của Bộ NN&PTNT ban hành.

Theo đó, danh mục bắt buộc phải kiểm kiểm dịch sẽ bao gồm các loại cây và các bộ phận còn sống của cây; Các sản phẩm của cây; Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men); Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến; Các loại côn trùng phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học; Các phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật – việc này sẽ do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quyết định.

Các vật thể được miễn phân tích nguy cơ dịch hại trong các trường hợp là giống cây trồng phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc sinh vật có ích phục vụ nghiên cứu khoa học. Với các trường hợp khác sẽ do Bộ NN&PTNT quyết định. Việc nhập khẩu các vật thể nêu trên phải có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định.

Đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã nhập khẩu vào Việt Nam trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nhưng chưa thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại thì cơ quan kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin cho Cục Bảo vệ thực vật theo quy định để phân tích nguy cơ dịch hại.

Căn cứ vào kết quả phân tích nguy cơ dịch hại, Cục Bảo vệ thực vật bổ sung các biện pháp kiểm dịch thực vật cần thiết để ngăn chặn có hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Hùm Chết Do Hàm Lượng Oxy Hòa Tan Thấp Tôm Hùm Chết Do Hàm Lượng Oxy Hòa Tan Thấp

Kết quả các mẫu nước cho thấy, độ mặn tại vùng nuôi dao động trong khoảng 32-34‰, trong ngưỡng cho phép đối với nước nuôi trồng thủy sản. Riêng mẫu nước gần bờ thu tại Vũng Mắm có độ mặn thấp hơn so với các mẫu khác, chỉ 27‰

09/12/2011
Cú Hích Cho Ngành Ca Cao Việt Nam Cú Hích Cho Ngành Ca Cao Việt Nam

Chính phủ Hà Lan và các nhà tài trợ nước này vừa ký kết với Bộ NN-PTNT “Dự án hợp tác công tư tăng cường phát triển ca cao bền vững tại VN” trị giá gần 1,4 triệu EURO. Đây là dự án tài trợ lớn, tạo cú hích cho ngành cao cao VN phát triển.

29/03/2012
Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Từ Lục Bình Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Từ Lục Bình

Phân bón từ lục bình dễ làm và thường được áp dụng ở quy mô hộ gia đình. Loại phân bón này không những tốt cho cây trồng, dễ làm mà còn giúp giảm lượng phân hóa học, tiết kiệm chi phí sản xuất

15/05/2011
Mô Hình Ương Cua Khay Mô Hình Ương Cua Khay

Năm 2011, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư đã xây dựng mô hình ương cua khay thí điểm ở xã Hương Phong (Hương Trà) và Quảng Phước (Quảng Điền), tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi thực hiện, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

12/04/2012
Hơn 50 Triệu USD Hỗ Trợ Nông Dân Dùng Máy Tính Hơn 50 Triệu USD Hỗ Trợ Nông Dân Dùng Máy Tính

Chiều 10/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo về Dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam do Quỹ Bill & Melinda Gates (BMGF) tài trợ

11/11/2011