Khuyến Khích Nông Dân Trữ Lúa Giống Theo Kỹ Thuật Mới

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng phương pháp sử dụng túi yếm khí để trữ lúa giống, vì bảo đảm chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Cách bảo quản rất đơn giản: Sau khi thu hoạch lúa, phơi sấy khô đúng thời gian, nông dân nên dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống.
Qua thực nghiệm tại Viện lúa ĐBSCL và trong hàng trăm hộ nông dân tại Cần Thơ cho thấy: sau thời gian trữ 9 tháng, hạt lúa giống vẫn còn nguyên màu như lúc mới thu hoạch, sâu mọt trong túi nhựa PE giảm gần như không còn, chỉ có vài con sâu hoặc mọt trong 1kg hạt giống. Hạt nảy mầm trên 90%, mầm khỏe, mọc nhanh, tăng trưởng đồng đều (trữ lúa giống trong các bao đựng phân bón, lu, khạp... như trước đây thì số sâu mọt có trên 700 con/1kg hạt giống).
Được như vậy là nhờ miệng bao PE trữ lúa giống được cột chặt, hạn chế đến mức thấp nhất sự trao đổi không khí trong và ngoài túi làm cho độ ẩm hạt lúa đựng trong đó không thay đổi, trong khi đó độ ẩm trong bao (đựng phân bón) mà nông dân sử dụng lâu nay để trữ lúa giống tăng 30% sau 6 tháng mùa mưa. Ngoài ra, lúa đựng trong bao PE vẫn "hô hấp" bình thường, nhưng lượng oxy giảm dần đến mức cạn kiệt (có tác dụng làm côn trùng không sống được) và lượng khí CO2 càng gia tăng do hạt giống phóng thích năng lượng (giúp hạn chế sự phát triển các loài nấm mốc gây hại hạt giống).
Thành công này giúp nông dân có thể bảo quản lúa giống vụ đông xuân để sử dụng cho vụ hè thu và các vụ khác trong năm, vì lúa giống vụ đông xuân có chất lượng tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm

Đây là vụ lúa thứ 2 mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy An. Trong vụ sản xuất hè thu 2013, mô hình này đã đưa vào sản xuất 20 giống lúa GSR, thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 87 đến 106 ngày.

Sau khi giá củ mì tươi tăng cao đến 2.600 đồng/kg ở thời điểm mới bước vào vụ thu hoạch, hiện giá mì tươi bán tại rẫy tụt dốc nhanh chóng khiến cho cả thương lái và nông dân hết sức lao đao.

Khoảng 1 tháng qua, giá lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL ở mức cao, nhưng thời điểm giá này, nông dân không còn lúa để bán và đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014. Nông dân không đủ điều kiện tạm trữ để chờ giá nên luôn chịu thiệt thòi, hầu hết nông dân phải bán lúa tươi tại ruộng ngay khi thu hoạch.

Mặc dù một thời gian dài vào giữa năm 2013, thịt lợn hơi giảm giá mạnh làm cho người chăn nuôi không lãi nhiều nhưng vẫn cầm chừng đàn và với sự tính toán, nắm bắt nhu cầu thị trường, từ tháng 9/2013, nông dân tăng đàn để đảm bảo lượng thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong Tết Nguyên đán. Đúng vào thời điểm này, giá thịt lợn tăng trở lại tạo điều kiện để người chăn nuôi nâng cao thu nhập.

Xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là vùng đồng bằng ven biển có diện tích tự nhiên khá lớn nhưng 3/4 diện tích là đất cát bạc màu, hàng năm phải đối mặt với hạn hán, đất nghèo sinh dưỡng, cát lấp và cát bay.