Khuyến Khích Nông Dân Thu Hoạch Cà Phê Chín, Đảm Bảo Chất Lượng

Sở Nông nghiệp-PTNT vừa có Văn bản số 1253/SNN-BVTV về việc hướng dẫn thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê năm 2014.
Theo đó, đơn vị đề nghị các huyện, thị xã và doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp nhằm khuyến khích nông dân thu hoạch cà phê chín, đảm bảo chất lượng.
Cụ thể như tuyên truyền rộng rãi tới từng hộ sản xuất kinh doanh cà phê về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cà phê trong nền kinh tế thị trường, từ đó làm chuyển biến nhận thức của bà con trong việc thực hiện đúng quy trình thu hoạch cà phê chín với tỷ lệ trên cây từ 90% trở lên, không hái quả xanh cũng như để chín quá làm khô, rụng.
Song song với hái thì người dân, doanh nghiệp cần phơi sấy sản phẩm trong thời gian sớm nhất, hạn chế việc để quả cà phê lên men, thối làm giảm chất lượng hạt cà phê nhân, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Các địa phương vận động, tạo điều kiện cho nhân dân thành lập các tổ thu hái ở cơ sở nhằm thu hái nhanh, gọn, góp phần thúc đẩy việc cà phê ra hoa, đậu quả hàng loạt vào vụ sau.
Các lực lượng như công an, dân quân tự vệ theo dõi tình hình an ninh địa phương, bảo vệ vườn cà phê, xử lý nghiêm các đối tượng trộm cắp cà phê. Đối với doanh nghiệp, các đơn vị phải có kế hoạch ưu đãi, khuyến khích thu mua và chế biến cà phê được thu hoạch đúng tỷ lệ chín, không lẫn tạp chất nhằm khuyến khích nông dân thu hoạch cà phê chín, đảm bảo chất lượng…
Có thể bạn quan tâm

Mô hình triển khai tại 2 huyện Châu Thành, An Biên và TX.Hà Tiên từ tháng 5.2014. 15 hộ nuôi thử nghiệm áp dụng phương thức nuôi trong chuồng bao lưới kết hợp với thả vườn để giảm chi phí đầu tư thức ăn. Nông dân tham gia được Trung tâm KNKN Kiên Giang hỗ trợ 60% tiền giống, 30% tiền thức ăn.

Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.

Cùng với phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi được xác định là thế mạnh của kinh tế hộ ở các huyện miền núi tỉnh ta. Tuy nhiên, tại các địa phương, chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ.

Ngày 7-10, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) phối hợp với Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức Lễ ký Biên bản thỏa thuận hợp tác cho vay vốn đối với khách hàng mua máy nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, diện tích một số loại cây ăn quả kém hiệu quả trên địa bàn đang có xu hướng giảm. Đơn cử như cây vải, hiện chỉ còn khoảng 4.000 ha, giảm 15-20% diện tích so với 5 năm trước. Diện tích một số cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao như nhãn, na, chuối, táo tăng lên do thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm ngày càng được mở rộng, đặc biệt là chuối. Riêng 9 tháng của năm nay, nông dân trong tỉnh đã trồng được 83ha chuối.