Khuyến Khích Nông Dân Thu Hoạch Cà Phê Chín, Đảm Bảo Chất Lượng

Sở Nông nghiệp-PTNT vừa có Văn bản số 1253/SNN-BVTV về việc hướng dẫn thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê năm 2014.
Theo đó, đơn vị đề nghị các huyện, thị xã và doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp nhằm khuyến khích nông dân thu hoạch cà phê chín, đảm bảo chất lượng.
Cụ thể như tuyên truyền rộng rãi tới từng hộ sản xuất kinh doanh cà phê về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng cà phê trong nền kinh tế thị trường, từ đó làm chuyển biến nhận thức của bà con trong việc thực hiện đúng quy trình thu hoạch cà phê chín với tỷ lệ trên cây từ 90% trở lên, không hái quả xanh cũng như để chín quá làm khô, rụng.
Song song với hái thì người dân, doanh nghiệp cần phơi sấy sản phẩm trong thời gian sớm nhất, hạn chế việc để quả cà phê lên men, thối làm giảm chất lượng hạt cà phê nhân, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Các địa phương vận động, tạo điều kiện cho nhân dân thành lập các tổ thu hái ở cơ sở nhằm thu hái nhanh, gọn, góp phần thúc đẩy việc cà phê ra hoa, đậu quả hàng loạt vào vụ sau.
Các lực lượng như công an, dân quân tự vệ theo dõi tình hình an ninh địa phương, bảo vệ vườn cà phê, xử lý nghiêm các đối tượng trộm cắp cà phê. Đối với doanh nghiệp, các đơn vị phải có kế hoạch ưu đãi, khuyến khích thu mua và chế biến cà phê được thu hoạch đúng tỷ lệ chín, không lẫn tạp chất nhằm khuyến khích nông dân thu hoạch cà phê chín, đảm bảo chất lượng…
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014 là thời điểm nông dân huyện SaPa (Lào Cai) nói chung và người trồng su su trên địa bàn nói riêng gặp nhiều khó khăn, khi đầu năm tuyết rơi, đến nay là sản phẩm nông nghiệp lại rớt giá. Thời điểm hiện tại, nông dân chỉ bán được quả su su cho tư thương với giá 800 - 1.000 đồng/kg.

Năm nay toàn huyện Chợ Mới trồng được hơn 80ha gừng, trong đó xã Tân Sơn chiếm hơn 90% diện tích. Năm nay, giá gừng đầu mùa khá cao, gấp 2 - 3 lần những năm trước, thương lái thu mua với giá trên 20.000 đồng/kg.

Đối với vùng núi Cấm (An Giang), tiêu được xếp trong nhóm đặc sản (trái su, sầu riêng, tiêu, quýt, măng…), thuộc loại nông sản mang lại giá trị kinh tế cao cho cư dân lập vườn đồi, vườn rừng. Dây tiêu ở đây chỉ trồng xen canh, diện tích nhỏ lẻ, sản lượng không nhiều. Thế nhưng, hương vị hạt tiêu núi Cấm rất riêng, không thua tiêu Phú Quốc hay tiêu khu vực Tây Nguyên.

Ngày 2.10.2014, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã ký quyết định công bố dịch sâu đục thân loài mới có tên khoa học Chilo tumidicostalis gây hại cây mía trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tổng diện tích mía trên địa bàn tỉnh bị sâu đục thân phá hại khoảng hơn 5.000 ha.

Theo ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo (Bình Dương), từ đầu năm đến nay toàn huyện đã có 15.523 ha cao su bị nhiễm các loại sâu bệnh; trong đó chủ yếu là bệnh phấn trắng, nấm hồng và bệnh vàng lá do nấm Corynespora gây ra.