Khuyến Khích Nhập Tôm Giống Từ Singapore, Indonesia

Trước tình trạng chất lượng giống tôm thẻ chân trắng trên thị trường không đảm bảo do mang mầm bệnh, và để đảm bảo được nguồn giống tốt, Tổng cục thủy sản khuyến nghị doanh nghiệp nên nhập giống từ Singapore và Indonesia.
Khuyến nghị trên đã được đưa ra sau khi Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) đã lập đoàn kiểm tra tại một số công ty sản xuất tôm thẻ chân trắng xuất khẩu của Singapore và Indonesia thời gian gần đây. Theo kết quả, tất cả công ty được kiểm tra đều đạt tiêu chuẩn về an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổng cục thủy sản.
Hiện tôm thẻ chân trắng giống của Singapore xuất qua 18 quốc gia khác nhau, trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 về số lượng tôm bố mẹ đã được nhập khẩu là gần 81.500 con trong năm 2013.
Tôm bố mẹ đạt kích cỡ thương mại, con cái nặng khoảng 42 gram, con đực nặng 36 gram (sau 5 tháng nuôi) và có giá 65 đô la Mỹ/con nếu nhận hàng ở TPHCM. Còn số lượng tôm bố mẹ nhập từ Indonesia vào khoảng trên dưới 15.000 con trong năm 2013.
Lâu nay, doanh nghiệp thường nhập tôm thẻ bố mẹ từ các nước trong khu vực. Tuy nhiên, giấy phép đảm bảo an toàn dịch bệnh là do các quốc gia xuất khẩu tôm giống cấp còn chuyện Việt Nam cử đoàn kiểm tra tại những quốc gia xuất khẩu tôm hầu như chưa có.
Trong những năm qua, lý do để con tôm thẻ chân trắng năm lần bảy lượt bị cơ quan chức năng làm khó khi chỉ cho nuôi thử nghiệm vào năm 2001, nhưng sau đó có chỉ thị cấm nuôi trước khi cho nuôi đại trà vào năm 2008 vì lo ngại tôm thẻ chân trắng sẽ lây bênh sang cho tôm sú.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác, từ khi được cho nuôi đại trà, chất lượng tôm giống bố mẹ không đảm bảo mà hầu như năm nào Tổng cục thủy sản đều ít nhất có một lần đưa ra cảnh báo sẽ phạt nặng doanh nghiệp nào sản xuất tôm thẻ chân trắng giống không đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, sau những cảnh báo này thì mọi việc đâu lại vào đó.
Có thể bạn quan tâm

Được hưởng đặc ân phù sa bồi đắp cho biền bãi của dòng sông Bồ, một thời quýt Hương Cần (thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế) là thứ đặc sản dùng để tiến vua. Trái quýt cũng mang lại đời sống ấm no cho thôn Giáp Kiềng. Qua thời gian, giống quýt quý lụi tàn dần, số hộ bám trụ với cây cũng chẳng còn được mấy người…

Thuộc nhóm những mô hình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả cao trên địa bàn xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai), mô hình chăn nuôi thỏ sinh sản của gia đình anh Phạm Lê Binh, thôn Khởi Xá Ngoài là một trong những điển hình trong cách tư duy, cách làm mới, được cấp ủy chính quyền địa phương đánh giá cao.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do rệp sáp bột hồng trên cây mì gây ra, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành kết hợp cùng Chi cục BVTV tỉnh Tây Ninh tổ chức thả ong ký sinh để phòng trừ rệp sát bột hồng.

Anh Phạm Văn Hùng, ngụ ấp Thanh An, xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước) đã thành công với mô hình trồng xen cây chanh trong hơn 2 ha cao su của gia đình. Nhờ nắm bắt kỹ thuật, chăm sóc tốt nên chanh luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao.

Sam biển là một loại đặc sản vùng biển được nhiều thực khách ưa thích do lạ mắt, thịt ngon chẳng kém gì cua. Tuy nhiên, khi vào mùa sam biển có nhiều trường hợp ăn nhầm “so biển” (có hình dạng gần giống sam biển, mang chất độc) dẫn đến bị ngộ độc, thậm chí bị tử vong.