Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học

Khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học
Ngày đăng: 11/05/2015

Từ 9 hộ tham gia thử nghiệm trên tổng đàn gà 9.000 con và đàn heo 60 con vào năm 2012, đến nay, sau 3 năm, mô hình đã mở rộng qui mô lên gấp hàng chục lần, với 64 hộ dân thực hiện, trên tổng đàn gia cầm gần 32.000 con và đàn heo 360 con.

Anh Nguyễn Văn Triết, cư ngụ tại ấp 5, xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, chủ một trang trại chăn nuôi heo, có 16 con heo sinh sản và 130 con heo thịt, lần đầu thử nghiệm mô hình đệm lót sinh thái trên 1 ngăn chuồng với khoảng 10 con heo thịt và đã thành công: Không phải tắm heo, không có mùi hôi, không gây ô nhiễm môi trường. Đệm lót sinh thái dễ làm, với nguyên liệu là men BALASA 1 trộn với mùn cưa và xơ dừa hoặc trấu theo tỉ lệ 70% mùn cưa, 30% trấu. Hiện anh đã mở rộng mô hình này ra 3 ngăn chuồng và tiếp tục làm thêm vài ngăn chuồng nữa trong năm 2015.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, mô hình đệm lót sinh thái giúp người nuôi hạn chế sử dụng điện để tắm heo, giảm 80% lượng nước trong chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, giảm 70% chi phí thay chất lót chuồng và 10% công lao động. Gia súc, gia cầm giảm từ 50 - 70% tỉ lệ mắc các bệnh đường ruột và hô hấp, nên ít tốn chi phí thuốc thú y.

Mặt khác, đệm lót sinh thái đến kỳ thải ra còn làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, tăng độ phì nhiêu cho đất canh tác. Về hiệu quả kinh tế, chăn nuôi theo mô hình đệm lót sinh thái giảm chi phí sản xuất bình quân từ 300.000 - 500.000 đồng/con/vụ nuôi đối với heo thịt và 2 - 5 triệu đồng/1.000 con gà/vụ nuôi đối với gà thịt. Do đó, lợi nhuận tăng thêm 500.000 - 800.000 đồng/con heo sau 4 tháng nuôi và 20 triệu đồng/1.000 con gà/vụ nuôi.

Tiền Giang là tỉnh có nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Toàn tỉnh hiện có tổng đàn heo trên 595.000 con, đàn gia cầm hơn 7,188 triệu con. Vì vậy, việc nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học tại các địa phương là cần thiết, góp phần bảo vệ môi trường, tiến tới định hình vùng chăn nuôi an toàn sinh học, hướng tới chăn nuôi sạch.


Có thể bạn quan tâm

90% nông sản VietGAP sẽ được tiêu thụ qua hợp đồng 90% nông sản VietGAP sẽ được tiêu thụ qua hợp đồng

Đó là mục tiêu đặt ra đến năm 2020 trong Chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020, do UBND thành phố vừa ban hành.

20/11/2015
Xây dựng nông thôn mới ở quảng nam điện Hòa chạm đích sớm 5 năm Xây dựng nông thôn mới ở quảng nam điện Hòa chạm đích sớm 5 năm

Dù mục tiêu đặt ra là tới năm 2020 mới hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng tới thời điểm này, nhiều địa phương thuộc thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã đạt chuẩn 19 tiêu chí, trong đó xã Điện Hòa là một ví dụ điển hình.

20/11/2015
Mitraco đột phá phát triển chăn nuôi theo chuỗi Mitraco đột phá phát triển chăn nuôi theo chuỗi

Từ xuất phát điểm chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, chỉ trong vòng 10 năm Hà Tĩnh đã trở thành tỉnh có quy mô chăn nuôi lợn lớn nhất ở khu vực miền Trung.

20/11/2015
HTX quy mô nhỏ cho hiệu quả cao HTX quy mô nhỏ cho hiệu quả cao

Nhằm phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016 – 2020, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành kế hoạch thành lập mới 30 hợp tác xã (HTX), gồm: 19 HTX nông - lâm nghiệp, 3 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 4 HTX thương mại, 1 HTX vận tải và 3 quỹ tín dụng nhân dân.

20/11/2015
Người trồng mía lãi trên 35 triệu đồng/ha Người trồng mía lãi trên 35 triệu đồng/ha

Theo Sở NNPTNT Hậu Giang, vụ mía này, nông dân trong tỉnh trồng gần 11.500ha, tập trung nhiều ở huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, thị xã Ngã Bảy. Đến thời điểm này, nông dân ở đây đã thu hoạch được gần 6.500ha, và giá mía đang ở mức cao từ 1.000 - 1.200 đồng/kg.

20/11/2015