Khuyến Khích Làm Bầu Trồng Cây Vụ Đông

UBND huyện Bình Giang (Hải Dương) khuyến cáo nông dân khi gieo trồng cây ngô, bí xanh, dưa hấu cần làm bầu.
Vụ đông 2013 - 2014, huyện Bình Giang có kế hoạch gieo trồng 800 ha rau màu (tương đương năm trước), gồm dưa hấu, khoai lang (mỗi loại cây 50 ha), khoai tây 100 ha, bí xanh, ngô (mỗi 150 ha) và rau (300 ha).
UBND huyện khuyến cáo nông dân khi gieo trồng cây ngô, bí xanh, dưa hấu cần làm bầu, khi đến thời vụ thì rẽ từng hàng lúa trên ruộng, tạo luống sơ bộ để trồng cây. Sau khi thu hoạch lúa mùa sẽ tiếp tục hoàn thiện luống đất, chăm sóc cây trồng. Việc làm này giúp đẩy nhanh thời vụ gieo trồng, cây cho thu hoạch sớm hơn, bảo đảm đạt kế hoạch diện tích đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ngoài sản xuất lúa hàng hóa, nông dân huyện Cai Lậy (Tiền Giang) còn nhân rộng mô hình sản xuất lúa giống. Những nông dân có điều kiện về đất đai, tâm huyết với nghề đã tập hợp, liên kết để cùng trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cung ứng lúa giống cho thị trường.

Bước vào sản suất vụ xuân 2014, tỉnh Hà Tĩnh đã phải tập trung khắc phục hậu quả sự cố 95,5 tấn giống lúa VTNA2 có tỷ lệ nảy mầm không đạt tiêu chuẩn do Tổng Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An cung ứng.

Sau khi thí điểm sử dụng 2 máy nâng xếp mía, năm 2013, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã đưa vào vận hành máy làm đất mía. Cùng với vụ thu hoạch mía 2013 - 2014, Dự án Cơ giới hóa trong sản xuất mía ở huyện đã cho thấy hiệu quả bước đầu.

Từ sau chuyển dịch cơ cấu sản xuất năm 2001, nông dân xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) thực hiện mô hình lúa - tôm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Qua thời gian “con tôm ôm cây lúa” đã chứng minh hướng đi đúng đắn trên bước đường chuyển dịch sản xuất.

Chè là một trong 6 cây trồng chủ lực nằm trong định hướng phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện Yên Thế (Bắc Giang). Những năm gần đây, huyện đã từng bước mở rộng diện tích, chú trọng xây dựng thương hiệu “chè sạch”.