Khuyến Khích Các Hộ Chăn Nuôi Heo Làm Túi Ủ Biogas

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi heo và tạo nguồn khí gas phục vụ đun nấu, phòng nông nghiệp huyện đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan khuyến cáo, hỗ trợ các hộ chăn nuôi heo làm túi ủ biogas.
Với qui mô chăn nuôi heo từ 4-10 con, các hộ gia đình chỉ cần đầu tư khoảng 1,6-2,5 triệu đồng là có thể làm túi ủ biogas chiều dài 8-10m, đảm bảo tốt việc cung cấp khí gas phục vụ đun nấu trong gia đình. Đồng thời chất thải đầu ra từ túi ủ biogas có thể sử dụng như nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt và nuôi thủy sản. Túi ủ biogas còn giúp cho đàn heo ít bị dịch bệnh khi các chất thải trong chăn nuôi được xử lý tốt. Hiện các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện rất muốn tham gia làm túi ủ biogas do được hỗ trợ một phần kinh phí từ Dự án hỗ trợ làm biogas của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Nhật Bản về Khoa học nông nghiệp (JIRCAS) và Trường Đại học Cần Thơ phối hợp thực hiện. Từ đầu năm 2013 đến nay, có 210 hộ dân trên địa bàn huyện được dự án hỗ trợ 50% kinh phí lắp đặt túi ủ biogas. Dự án đang dành chỉ tiêu trên 460 túi ủ biogas để hỗ trợ các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Phong Điền có nhu cầu thực hiện trong năm nay.
Đối với các hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ, việc làm túi ủ biogas có lợi thế so với làm hầm biogas do chi phí đầu tư ban đầu tương đối thấp, hiệu quả mang lại cũng rất tốt.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, hơn 36.000 tấn thanh long Bình Thuận được xuất khẩu giúp nông dân thu về 20 triệu USD.

Năm 2010, năm phát triển mạnh nhất, diện tích atisô Đà Lạt cũng chỉ dừng lại ở 90ha. Không chỉ là cây thực phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng mà atisô Đà Lạt còn được Bộ Y tế đưa vào bộ hồ sơ "dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển" của quốc gia. Trong bộ hồ sơ này, atisô là một trong 6 dược liệu được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu (cùng với sâm Ngọc Linh, đại hồi, trinh nữ hoàng cung, quế và tràm).

Huyện M’Đrak là vùng trồng mía lớn nhất tỉnh Đăk Lăk. Niên vụ này (2011- 2012), toàn huyện có trên 7.000 ha mía. Hiện giá mía giảm, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, cháy… khiến người trồng mía nơi đây đang đứng trước tình cảnh khó khăn.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), đến giữa tháng 6, dịch bệnh trên tôm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã gây thiệt hại trên 35.000ha và đang diễn biến rất phức tạp.