Khuyến Khích Các Hộ Chăn Nuôi Heo Làm Túi Ủ Biogas

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi heo và tạo nguồn khí gas phục vụ đun nấu, phòng nông nghiệp huyện đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan khuyến cáo, hỗ trợ các hộ chăn nuôi heo làm túi ủ biogas.
Với qui mô chăn nuôi heo từ 4-10 con, các hộ gia đình chỉ cần đầu tư khoảng 1,6-2,5 triệu đồng là có thể làm túi ủ biogas chiều dài 8-10m, đảm bảo tốt việc cung cấp khí gas phục vụ đun nấu trong gia đình. Đồng thời chất thải đầu ra từ túi ủ biogas có thể sử dụng như nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt và nuôi thủy sản. Túi ủ biogas còn giúp cho đàn heo ít bị dịch bệnh khi các chất thải trong chăn nuôi được xử lý tốt. Hiện các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện rất muốn tham gia làm túi ủ biogas do được hỗ trợ một phần kinh phí từ Dự án hỗ trợ làm biogas của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Nhật Bản về Khoa học nông nghiệp (JIRCAS) và Trường Đại học Cần Thơ phối hợp thực hiện. Từ đầu năm 2013 đến nay, có 210 hộ dân trên địa bàn huyện được dự án hỗ trợ 50% kinh phí lắp đặt túi ủ biogas. Dự án đang dành chỉ tiêu trên 460 túi ủ biogas để hỗ trợ các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Phong Điền có nhu cầu thực hiện trong năm nay.
Đối với các hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ, việc làm túi ủ biogas có lợi thế so với làm hầm biogas do chi phí đầu tư ban đầu tương đối thấp, hiệu quả mang lại cũng rất tốt.
Có thể bạn quan tâm

Về xã Đắk Sắk (Đắk Mil) hỏi ông Nguyễn Văn Tạo ở thôn Thổ Hoàng 3 thì ai cũng biết. Trong câu chuyện với chúng tôi vào một buổi chiều cuối tháng Chín, ông bộc bạch: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là tinh thần lao động và tình yêu thương con người của Bác, đã thôi thúc, hun đúc cho tôi ý chí vươn lên và sau này có điều kiện giúp đỡ mọi người khó khăn hơn mình.

Từ năm 2003, Công ty đã triển khai ứng dụng công nghệ cao vào trồng dược liệu bền vững sinh học trên diện tích 6 ha tại xã Đắk Sin (Đắk R’lấp). Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu và triển khai trồng thí điểm, khảo nghiệm, đến nay nhiều loại cây đã cho kết quả khả quan.

Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bằng những cách thức tuyên truyền sâu rộng, nhiều nông dân ở xã Nam Xuân (Krông Nô) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa những giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao vào sản xuất, nuôi trồng.

Từ mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ nâng lên cơ sở sản xuất và chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Chế biến bột cá Thành Bình (ấp Đôi Ma, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông) liên tục được bình chọn là Doanh nghiệp Tiền Giang tiêu biểu trong những năm gần đây.

Theo Sở Công thương, UBND tỉnh đã quyết định và công nhận 7 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014