Khuyến cáo nhà nông không lơ là với bệnh bạc lá lúa

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, những ngày qua trên các trà lúa Thu Đông xuất hiện nhiều loại sâu hại như bệnh bạc lá, đạo ôn lá, sâu cuốn lá, đạo ôn cổ bông, sâu phao, rầy nâu, chuột, ốc bưu vàng…
Đáng lo ngại hơn, tình hình thời tiết nắng nóng gây gắt vào ban ngày, sương mù, trời lạnh về đêm, ít mưa là điều kiện thuận lợi cho sâu hại bùng phát và lây lan nhanh, nhất là đối với trà lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, lúa kém phát triển sẽ dễ nhiễm bệnh bệnh bạc lá lúa.
Theo ngành chuyên môn, tác nhân gây bệnh bạc lá lúa, hay còn gọi là cháy bìa lá, là do vi khuẩn.
Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác chưa đúng, đặc biệt bón phân thừa đạm trong quá trình sản xuất; một số giống lúa dễ bị nhiễm loại bệnh này, sự chủ quan, nhận diện sai bệnh của bà con nông dân đã khiến bệnh cháy bìa lá lúa có điều kiện tồn tại và ngày càng phát triển.
Bệnh bạc lá có khả năng gây hại cho cây lúa ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng, từ giai đoạn mạ đến trổ chín. Bệnh phát triển mạnh ở những ruộng sâu, độ ngập nước cao; và trong điều kiện thời tiết có độ ẩm lớn, nhiệt độ ban đêm thấp, sáng sớm có nhiều sương mù. Nếu bệnh bùng phát thành dịch, nhất là trong giai đoạn làm đòng đến trổ bông thì cây lúa dễ bị nghẹn đòng, hạt lép và làm giảm năng suất tới 25 - 50%.
Ông Trần Ngọc Thể, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã xuống giống được khoảng 50.000 ha lúa Thu Đông. Lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và trổ - chín. Đây là thời điểm dễ xuất hiện nhiều đối tượng dịch hại; trong đó, đáng quan tâm là bệnh bạc lá đã phát sinh và gây hại tại nhiều địa phương.
Ngành nông nghiệp ghi nhận toàn tỉnh có gần 100 ha lúa Thu Đông bị nhiễm bệnh bạc lá và đang có chiều hướng tăng nhanh, với tỷ lệ ảnh hưởng từ 10-20% bông trên các trà lúa trổ - chín. Ngoài ra, hơn 2.000 ha lúa nhiễm các sinh vật gây hại bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá, đạo ôn cổ bông, sâu phao, chuột, ốc bưu vàng cắn phá.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì con cá rôphi nổi lên như một đối tượng thay thế đầy triển vọng nhờ thị trường tương đối mở. Do khá dễ nuôi nên việc chuyển đổi nuôi từ cá tra sang cá rôphi đang được một số dn như công ty cp chế biến thực phẩm sông hậu (sohafood) thực hiện.

Là đối tượng thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, loài cá chiên sống tự nhiên trên dòng sông Sêrêpôk đang bị đe dọa bởi sự khai thác triệt để của con người.
Những năm qua, nghề nuôi thủy sản nước lợ, mặn ở các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang như: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công khá phát triển. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ môi trường của người nuôi thủy sản còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường ven biển rất cao. Do đó, người nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ môi trường ven biển, hạn chế dịch bệnh, gia tăng hiệu quả nuôi.

Gần 40 ha tôm thẻ chân trắng ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) liên tục nhiễm các bệnh đường ruột, phân trắng, hoại tử gan tụy, đốm trắng... khiến người nuôi điêu đứng.

Theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, tháng 7 là thời điểm thích hợp cho việc thả nuôi tôm vụ mùa mới, bởi không chỉ thuận lợi về điều kiện thời tiết, nguồn nước, môi trường, mà dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ tăng trở lại trong những tháng cuối năm. Hiện, tại các địa phương vùng Nam Cà Mau, người nuôi tôm đang khẩn trương việc cải tạo ao, đầm theo đúng quy trình kỹ thuật, tất bật với các hoạt động thả nuôi, chăm sóc, bảo vệ, hứa hẹn một mùa thắng lợi.