Khuyến cáo một số giải pháp cho vụ nuôi cá tra cuối năm

Hơn nữa, giá vật tư đầu vào tăng, thời tiết và môi trường diễn biến bất lợi lại tiếp tục gây tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang dự báo trong những tháng cuối năm, thị trường xuất khẩu cá tra tiếp tục gặp khó khăn, nên ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ cá tra nguyên liệu.
Hơn nữa, giá vật tư đầu vào tăng, thời tiết và môi trường diễn biến bất lợi lại tiếp tục gây tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Nguyên nhân là do hiện lũ đầu nguồn sông Mê Kông bắt đầu lên cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cá tra phát triển như bệnh: xuất huyết, gan thận mủ, ký sinh trùng...
Tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi sự tăng giá của đồng USD với đồng tiền khác, đặc biệt là đồng tiền của các nước là thị trường chính xuất khẩu cá tra và một số rào cản kỹ thuật, sự cạnh tranh của cá rô phi, cá minh thái...
Trước tình hình trên, nghề nuôi cá tra phát triển ổn định và có hiệu quả, Chi cục Thủy sản Tiền Giang khuyến cáo nông dân nuôi cá cần quản lý, giám sát chặt chẽ ao nuôi; lựa chọn giống cá tra có nguồn gốc rơ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; khuyến cáo người nuôi cân nhắc thời gian thả giống phù hợp và thả nuôi với mật độ hợp lư (30 - 40 con/m2).
Cần tăng cường gia cố bờ bao đảm bảo vững chắc, tránh rò rỉ sạt lở gây thất thoát trong mùa lũ.
Cải tạo ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật, không sử dụng các loại hóa chất, thuốc trong danh mục cấm sử dụng, sử dụng thuốc kháng sinh/hóa chất đúng liều, đúng thời gian; sử dụng chế phẩm sinh học, vitamin hợp lư trong quá trình nuôi nhằm tăng sức đề kháng cho cá và giữ môi trường bền vững.
Chủ động quan trắc môi trường ao nuôi cá tra và theo dõi các bản tin quan trắc, cảnh bảo môi trường các vùng nuôi thủy sản tập trung của Chi cục Thủy sản phát trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh.
Đặc biệt, cần thực hiện chế độ cho ăn và quản lư phù hợp, tránh lăng phí thức ăn và ô nhiễm môi trường; xác định đúng tỷ lệ sống của cá, định lượng đúng khẩu phần thức ăn hàng ngày, sử dụng thức ăn đúng kích cỡ, có chất lượng tốt, áp dụng phương pháp cho ăn gián đoạn 5 + 1 (cho ăn 5 ngày liên tục và nghỉ 1 ngày) hoặc 7 + 2 (cho ăn 7 ngày liên tục và nghỉ 2 ngày)...
để nâng cao hiệu quả sản xuất (giảm FCR và chất thải gây ô nhiễm môi trường nuôi).
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh, trong đó có xã Tân Kiều (Đồng Tháp). Hiện tại toàn xã có gần 100 hộ nuôi ếch, tập trung nhiều ở ấp 4. Đây được xem là nghề thoát nghèo của nhiều gia đình.

Thực hành quy trình “Ứng dụng men vi sinh trong sản xuất phân hữu cơ sinh học từ nguồn vỏ cà phê” của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Lâm Đồng, nông dân Lâm Đồng đã và đang tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư các nguồn dinh dưỡng để chăm sóc cho cây trồng.

Chưa đầy 2 tháng xuống giống ở Hà Tĩnh, dịch bệnh đốm trắng đã xuất hiện tại các vùng nuôi tôm Kỳ Anh, Lộc Hà, gây thiệt hại cho người nuôi. Mặc dù ngành chuyên môn tích cực triển khai dập dịch nhưng nguy cơ dịch bùng phát khó tránh khỏi.

Thực hiện Đề án chuỗi giá trị sản xuất tôm càng xanh tỉnh An Giang giai đoạn 2013-2015 (do Sở Công thương chủ trì), Trung tâm Giống thủy sản tỉnh đã khảo sát và thống kê các hộ đăng ký tham gia chuỗi giá trị, với tổng diện tích 41,7 héc-ta, năng lực cung cấp 50,04 tấn/năm.

Vài năm gần đây anh Huỳnh Văn Hạnh ở ấp Mỹ Bình, xã Mỹ Hạnh Đông (Cai Lậy - Tiền Giang) đã thành công với mô hình nuôi cá lóc trong vèo, góp phần nâng cao mức sống gia đình.