Khuyến cáo một số giải pháp cho vụ nuôi cá tra cuối năm

Hơn nữa, giá vật tư đầu vào tăng, thời tiết và môi trường diễn biến bất lợi lại tiếp tục gây tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang dự báo trong những tháng cuối năm, thị trường xuất khẩu cá tra tiếp tục gặp khó khăn, nên ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ cá tra nguyên liệu.
Hơn nữa, giá vật tư đầu vào tăng, thời tiết và môi trường diễn biến bất lợi lại tiếp tục gây tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Nguyên nhân là do hiện lũ đầu nguồn sông Mê Kông bắt đầu lên cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cá tra phát triển như bệnh: xuất huyết, gan thận mủ, ký sinh trùng...
Tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi sự tăng giá của đồng USD với đồng tiền khác, đặc biệt là đồng tiền của các nước là thị trường chính xuất khẩu cá tra và một số rào cản kỹ thuật, sự cạnh tranh của cá rô phi, cá minh thái...
Trước tình hình trên, nghề nuôi cá tra phát triển ổn định và có hiệu quả, Chi cục Thủy sản Tiền Giang khuyến cáo nông dân nuôi cá cần quản lý, giám sát chặt chẽ ao nuôi; lựa chọn giống cá tra có nguồn gốc rơ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; khuyến cáo người nuôi cân nhắc thời gian thả giống phù hợp và thả nuôi với mật độ hợp lư (30 - 40 con/m2).
Cần tăng cường gia cố bờ bao đảm bảo vững chắc, tránh rò rỉ sạt lở gây thất thoát trong mùa lũ.
Cải tạo ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật, không sử dụng các loại hóa chất, thuốc trong danh mục cấm sử dụng, sử dụng thuốc kháng sinh/hóa chất đúng liều, đúng thời gian; sử dụng chế phẩm sinh học, vitamin hợp lư trong quá trình nuôi nhằm tăng sức đề kháng cho cá và giữ môi trường bền vững.
Chủ động quan trắc môi trường ao nuôi cá tra và theo dõi các bản tin quan trắc, cảnh bảo môi trường các vùng nuôi thủy sản tập trung của Chi cục Thủy sản phát trên Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh.
Đặc biệt, cần thực hiện chế độ cho ăn và quản lư phù hợp, tránh lăng phí thức ăn và ô nhiễm môi trường; xác định đúng tỷ lệ sống của cá, định lượng đúng khẩu phần thức ăn hàng ngày, sử dụng thức ăn đúng kích cỡ, có chất lượng tốt, áp dụng phương pháp cho ăn gián đoạn 5 + 1 (cho ăn 5 ngày liên tục và nghỉ 1 ngày) hoặc 7 + 2 (cho ăn 7 ngày liên tục và nghỉ 2 ngày)...
để nâng cao hiệu quả sản xuất (giảm FCR và chất thải gây ô nhiễm môi trường nuôi).
Có thể bạn quan tâm

Tại cuộc họp, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, đến thời điểm này, chúng ta vẫn đang nỗ lực kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh và các loại virus cúm trên gia cầm nhưng nguy cơ lây nhiễm virus cúm A H7N9 từ nước ngoài vào Việt Nam là rất cao vì ở Trung Quốc đã phát hiện thêm nhiều ca nhiễm mới.

Thông tin từ các trại chăn nuôi heo ở TX.Dĩ An, TX.Thuận An, TX.Bến Cát (Bình Dương) cho biết, giá heo xuất chuồng vừa tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/ kg, còn từ 43.000 - 46.000 đồng/kg, tùy loại. Như vậy, so với tháng trước, giá thịt heo xuất chuồng đã giảm khoảng 3.000 đồng/kg.

Sở đã gửi văn bản kiến nghị với Bộ NN-PTNT một số vấn đề như: Bổ sung giống gà ri Ninh Hòa vào danh mục giống gia cầm được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam; đưa giống vào chương trình hỗ trợ giống gốc hàng năm của Bộ; hỗ trợ kinh phí giúp địa phương nghiên cứu, nuôi giữ giống gốc, bảo tồn và phát triển giống đạt hiệu quả.

Nhận thấy làm nông quá vất vả mà hiệu quả kinh tế mang lại rất thấp nên gần 10 năm nay, lão nông Nguyễn Giáo (75 tuổi), ở thôn Thượng Phước (xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) đã mở trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô, cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm.

Tin vui đến với những nông dân (ND) trồng lúa mùa nổi ở huyện Tri Tôn (An Giang), đó là Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) cam kết bao tiêu toàn bộ lúa mùa nổi do ND sản xuất. Lúa mùa nổi tại An Giang hiện được coi là đặc sản “sạch”, bởi sản phẩm gạo không có dư lượng thuốc trừ sâu.