Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khuyến Cáo Chỉ Nuôi Cá Tra Khi Có Hợp Đồng Tiêu Thụ

Khuyến Cáo Chỉ Nuôi Cá Tra Khi Có Hợp Đồng Tiêu Thụ
Ngày đăng: 13/04/2013

Do tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khiến giá cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm của quí 1-2013. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam khuyến cáo người nuôi cá tra chỉ nuôi khi có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến thủy sản.

Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam, lý do có khuyến cáo người nuôi cá chỉ nuôi khi có hợp đồng là hiện nay Hiệp hội cá tra Việt Nam đang chuẩn bị có văn bản kiến nghị lên Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét điều kiện cho người nuôi được vay vốn ngân hàng nếu có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nhà máy.

“Hiện nhiều hộ nuôi cá treo ao vì thiếu vốn để nuôi trở lại, trong khi, giá trị của đất làm ao nuôi không cao nên khó vay được tiền ngân hàng. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam muốn kiến nghị ngân hàng cho người nuôi nếu có hợp đồng bán cá với nhà máy được vay tiền và sau khi bán cá các nhà máy sẽ chuyển tiền trả lại cho ngân hàng”, ông Thắng nói.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong quí 1-2013, sản lượng cá tra thu hoạch các địa phương hầu hết đều giảm so với cùng kỳ năm 2012.

Cụ thể, Đồng Tháp sản lượng ước đạt hơn 53.000 tấn, giảm 6,5%, Bến Tre ước chỉ ở mức 18.500 tấn, giảm 48,6%. Sản lượng cá tra tại Cần Thơ ước đạt 12.100 tấn, giảm 33,7% và Tiền Giang chỉ ở mức 6.700 tấn, giảm 21,6% so với cùng kỳ. Giá cá tra cũng giảm trong thời gian này nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm.

Ông Thắng cho biết, ngoài việc kiến nghị được vay vốn khi có hợp đồng mua - bán cá tra thì hiệp hội cá tra cũng kiến nghị thời gian vay vốn ngân hàng của người nuôi cá tra và các nhà máy chế biển thủy sản từ 8 tháng đến 12 tháng, tức là kết thúc một chu kỳ nuôi và chế biến xuất khẩu.

Trên thực tế việc có hợp đồng tiêu thụ cá tra giữa người nuôi và các nhà máy chế biến đã có từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, trong thời gian qua khi giá nguyên liệu trên thị trường cao hơn giá bán trong hợp đồng người nuôi thường phá vỡ hợp đồng để bán cho nhà máy khác, còn khi giá thấp hơn trong hợp đồng các nhà máy lại không mua.


Có thể bạn quan tâm

Liều thuốc vực dậy nghề nuôi Liều thuốc vực dậy nghề nuôi

Trái ngược với chăn nuôi, ngành thủy sản nước ta được coi là có lợi thế nhất sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

25/10/2015
Đói giáp hạt, nông dân nghèo nghĩ cách vươn lên thành triệu phú Đói giáp hạt, nông dân nghèo nghĩ cách vươn lên thành triệu phú

Với mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, ông Hoàng Văn Cát, dân tộc Tày, ở thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái) lãi 200 triệu đồng/năm.

25/10/2015
Mưa lũ gây ngập úng thanh long Mưa lũ gây ngập úng thanh long

Từ ngày 17 đến 21.10, mưa lũ xảy ra trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận gây thiệt hại nặng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích thanh long đang canh tác.

25/10/2015
Hoài Đức chạm đích NTM dấu ấn từ việc chuyển đổi cây trồng Hoài Đức chạm đích NTM dấu ấn từ việc chuyển đổi cây trồng

“Với các giải pháp căn cơ như lấy nông nghiệp công nghệ cao làm “đòn bẩy”, lấy phát triển làng nghề để giải quyết việc làm..., dự kiến cuối năm 2015, Hoài Đức sẽ về đích nông thôn mới (NTM)” – ông Đỗ Đức Trung – Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức chia sẻ.

25/10/2015
Hội Nông dân Việt Nam Đức chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ Hội Nông dân Việt Nam Đức chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chiều 22.10, tại trụ sở T.Ư Hội NDVN, Phó Chủ tịch Thường trực Lại Xuân Môn đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Ủy ban Dinh dưỡng và Nông nghiệp Quốc hội Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức do ông Alois Gerig dẫn đầu.

25/10/2015