Khuyến Cáo Chỉ Nuôi Cá Tra Khi Có Hợp Đồng Tiêu Thụ

Do tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khiến giá cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm của quí 1-2013. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam khuyến cáo người nuôi cá tra chỉ nuôi khi có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến thủy sản.
Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam, lý do có khuyến cáo người nuôi cá chỉ nuôi khi có hợp đồng là hiện nay Hiệp hội cá tra Việt Nam đang chuẩn bị có văn bản kiến nghị lên Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét điều kiện cho người nuôi được vay vốn ngân hàng nếu có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các nhà máy.
“Hiện nhiều hộ nuôi cá treo ao vì thiếu vốn để nuôi trở lại, trong khi, giá trị của đất làm ao nuôi không cao nên khó vay được tiền ngân hàng. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam muốn kiến nghị ngân hàng cho người nuôi nếu có hợp đồng bán cá với nhà máy được vay tiền và sau khi bán cá các nhà máy sẽ chuyển tiền trả lại cho ngân hàng”, ông Thắng nói.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong quí 1-2013, sản lượng cá tra thu hoạch các địa phương hầu hết đều giảm so với cùng kỳ năm 2012.
Cụ thể, Đồng Tháp sản lượng ước đạt hơn 53.000 tấn, giảm 6,5%, Bến Tre ước chỉ ở mức 18.500 tấn, giảm 48,6%. Sản lượng cá tra tại Cần Thơ ước đạt 12.100 tấn, giảm 33,7% và Tiền Giang chỉ ở mức 6.700 tấn, giảm 21,6% so với cùng kỳ. Giá cá tra cũng giảm trong thời gian này nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm.
Ông Thắng cho biết, ngoài việc kiến nghị được vay vốn khi có hợp đồng mua - bán cá tra thì hiệp hội cá tra cũng kiến nghị thời gian vay vốn ngân hàng của người nuôi cá tra và các nhà máy chế biển thủy sản từ 8 tháng đến 12 tháng, tức là kết thúc một chu kỳ nuôi và chế biến xuất khẩu.
Trên thực tế việc có hợp đồng tiêu thụ cá tra giữa người nuôi và các nhà máy chế biến đã có từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, trong thời gian qua khi giá nguyên liệu trên thị trường cao hơn giá bán trong hợp đồng người nuôi thường phá vỡ hợp đồng để bán cho nhà máy khác, còn khi giá thấp hơn trong hợp đồng các nhà máy lại không mua.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm nay, ông Bùi Vĩnh Hiệp, xã viên HTX dịch vụ nông nghiệp An Nhứt (huyện Long Điền - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã sử dụng phân vi sinh trong việc bón lót cho ruộng lúa của mình. Nhờ đó, năng suất lúa tăng lên 1 tấn/ha, tiết kiệm chi phí sản xuất hơn 50% so với trước.

Với mong muốn nông dân sẽ mạnh dạn hơn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất, góp phần với ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Mới đây, UBND tỉnh thống nhất việc hỗ trợ giá giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trên địa bàn tỉnh qua từng năm, kết thúc vào cuối năm 2015...

Phấn đấu đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 7.000 ha thanh long được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, cấp chứng nhận mới cho 800 ha và tái cấp chứng nhận khoảng 3.000 ha. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn nông dân đều chưa thấy được lợi ích mà VietGAP mang lại. Do đó, sự tích cực tham gia chương trình VietGAP của không ít bà con đã giảm hơn trước...

Trong đó: Trung ương Hội ủy thác cho 17 hộ nông dân vay 500 triệu đồng đầu tư chăn nuôi lợn nái ở thị trấn Hòa Thuận; Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh ủy thác cho 19 hộ nông dân vay 140 triệu đồng đầu tư chăn nuôi bò tại hai xã: Hồng Đại, Tiên Thành; Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện cho 73 hộ nông dân vay phát triển chăn nuôi nuôi trâu, bò, lợn nái, lợn thịt..., với tổng số tiền 519 triệu đồng.

Phía sau câu chuyện nuôi cá bông lau là tâm huyết của các kỹ sư nông nghiệp trẻ cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của quê hương.