Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Thành Lập Quỹ Bình Ổn Giá Nông, Thủy Sản

Không Thành Lập Quỹ Bình Ổn Giá Nông, Thủy Sản
Ngày đăng: 28/10/2014

Bộ Tài chính vừa có văn bản giải trình về việc thành lập quỹ bình ổn giá nông, thủy sản.

Theo kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang, những năm qua, tình trạng giá nông, thủy sản (lúa, gạo, cà phê, cá tra, basa...) không ổn định, gây bất lợi cho người nông dân. Cử tri đề nghị có cơ chế thành lập quỹ bình ổn giá nông, thủy sản để thực hiện trợ giá khi thị trường có biến động.

Trả lời ý kiến của cử tri, Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012 và Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá thì mặt hàng thóc, gạo thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước bình ổn giá. Giá mặt hàng thóc, gạo nước ta hiện nay đang được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Cơ chế đó được thực thi với nội dung cơ bản là doanh nghiệp kinh doanh thóc, gạo được quyền tự định giá theo tín hiệu khách quan trên thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp và sử dụng biện pháp bình ổn giá khi có biến động bất thường về giá. Mặt hàng cà phê, cá, tôm không thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá theo quy định của Luật giá.

Mặt khác, theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá thì Nhà nước chỉ lập quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng: Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu diesel, dầu mazut; điện bán lẻ; thóc, gạo tẻ thường; không lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng cà phê, thủy sản.

Về cơ chế thành lập quỹ bình ổn giá, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu gạo. Việc hình thành quỹ sẽ huy động nguồn đóng góp chủ yếu từ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo để hỗ trợ cho các chương trình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân trên toàn quốc.

Thông qua cơ chế hoạt động của Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu gạo, Bộ Tài chính phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ triển khai các nội dung hỗ trợ cần thiết cho các địa phương có hoạt động sản xuất và tiêu thụ gạo.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ nuôi loài cá toàn thân màu hồng Làm giàu từ nuôi loài cá toàn thân màu hồng

Tận dụng diện tích mặt nước rộng của đập Dâng, sông Trí, anh Phạm Khánh Tuấn ở xã Kỳ Hoa, Thị xã Kỳ Anh đã mạnh dạn đầu tư lồng bè.

18/10/2023
Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm trong nhà bạt tại Giao Thiện Nam Định Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm trong nhà bạt tại Giao Thiện Nam Định

Chúng tôi về xã Giao Thiện (Giao Thủy, Nam Định) vào những ngày cuối tháng 9, đúng dịp chuẩn bị vụ nuôi tôm mới phục vụ thị trường dịp cuối năm.

25/10/2023
Nuôi xen ghép tôm sú, cá đối, cua biển tưởng lung tung ai ngờ trúng lớn ao nuôi ở Quảng Trị Nuôi xen ghép tôm sú, cá đối, cua biển tưởng lung tung ai ngờ trúng lớn ao nuôi ở Quảng Trị

Bình quân mỗi ao nuôi tôi thu hơn 500 kg tôm thương phẩm, khoảng 50 kg cua và 100 kg cá đối.

31/10/2023
Mô hình nuôi tôm xen cua, cá, hiệu quả bất ngờ Mô hình nuôi tôm xen cua, cá, hiệu quả bất ngờ

Nuôi tôm xen, cua, cá trong ao nuôi có cây ngập mặn vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa ổn định môi trường, giảm thiểu dịch bệnh trên thủy sản nuôi.

03/11/2023
Độc lạ mô hình nuôi tôm công nghệ khép kín trong nhà màng ở Nghi Xuân Độc lạ mô hình nuôi tôm công nghệ khép kín trong nhà màng ở Nghi Xuân

Sau nhiều vụ nuôi thất bại, anh Nguyễn Viết Khánh (SN 1976, ở xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư gần 4 tỷ đồng nuôi tôm công nghệ khép kín.

06/11/2023