Không phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh hiện có hơn 200 ha lúa mùa bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng, mật độ trung bình từ 1.500 - 2.000 con/m2, nơi cao có mật độ 5.000 con/m2 như ở các xã: Nam Hưng, Hợp Tiến, An Bình (Nam Sách); Hồng Khê, Tân Việt, Hùng Thắng (Bình Giang); Ứng Hòe, Vĩnh Hòa (Ninh Giang)...
Thời gian tới, mưa nắng xen kẽ càng khiến rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh, gây hại mạnh. Do đó, nông dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi mật độ rầy từ 2.500 - 3.000 con/m2 cần phun trừ ngay. Nông dân không nên phun thuốc trừ rầy khi lúa đang phơi màu do các hoạt chất trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, tạo hạt của lúa.
Giai đoạn này, nông dân chủ động phun thuốc vào chiều mát, không phun vào bông lúa và nên dùng các loại thuốc như: Chatot 600WG, Chess 50WG, Chersieu 600WG, Hichespro 500WP… để phun trừ.
Lúa giai đoạn chắc xanh đến đỏ đuôi, nông dân có thể sử dụng các loại thuốc như: Supergun 600EC; Penalty gold 50EC, Superista 25EC, Bonus gold 60EC, Wavotox 585EC, Bassa 50EC... liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì. Trong quá trình phun thuốc nên rẽ lúa theo hàng, phun tập trung vào phần thân và gốc lúa để diệt rầy hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện Đạ Tẻh có 55 hộ dân đã được ngành chức năng các cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi động vật hoang dã, gồm: Gấu ngựa 1 con, heo rừng lai 102 con, nhím 372 con, cá sấu nước ngọt 47 con, kỳ đà vân 14 con, chim trĩ đỏ 33 con, dúi 100 con.

Ông Hoàng Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: "Nhà nhà nuôi lợn đón Tết đã trở thành phong trào trong toàn xã. Không nuôi vì mục đích kinh tế, chỉ mong cái Tết thêm an toàn, đầm ấm, vui vẻ. Mấy năm trở lại đây, tục ăn đụng thịt lợn trên địa bàn trở lại như Tết xưa”.

Vẫn những giồng đất đã gieo trồng lâu nay, nhưng thay vì cùng một giống thì đằng này mỗi khóm mỗi khác nhau. Không chỉ về chủng loại mà còn ngày, giờ xuống giống, thu hoạch. Sự đa dạng vừa để thử nghiệm vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngày nào cũng có rau để bán mà lại không sợ “đụng hàng”. Đây chỉ là một khác biệt nhỏ từ khi bà con trồng màu ở khu vực khóm 6, phường 4, TP. Sóc Trăng bắt đầu sản xuất mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP.

Nấm rơm chất 2 tuần cho sản phẩm và thu hoạch kéo dài khoảng 20 - 25 ngày. Bình quân vụ này năng suất đạt 3 - 4 tấn/ha, trừ hết các khoảng chi phí lãi trên 100 triệu đồng. Trồng nấm rơm 1 năm có thể luân canh từ 4 - 5 vụ ở các vùng đất bờ cao, thoáng mát, dễ thoát nước.

Năm 2013, Công ty TNHH Đà Lạt GAP (Phường 8 - Đà Lạt) vinh dự được Bí thư Thành ủy Đà Lạt Trần Đức Quận tặng Giấy khen của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Lạt ghi nhận thành tích “Xây dựng hệ thống quản lý Global GAP, xây dựng chuỗi thực phẩm sạch từ sản xuất đến bàn ăn”.