Không phát hiện chất cấm sử dụng trên dưa Quảng Khê (Bắc Kạn)

Kết quả cả 5/5 mẫu bao gồm dưa hấu, dưa lê, dưa chuột không phát hiện ra các chất (Cypermethrin; Carbendazin; Ethephon; 2,4-D) trong các mẫu được gửi phân tích. Các sản phẩm đem đi phân tích bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Trước đó có tin đồn dưa hấu tại xã Quảng Khê (Ba Bể) có tiêm chất khích thích khiến quả lớn nhanh, tăng độ ngọt, có người ăn vào chết, ngộ độc... UBND huyện Ba Bể đã có văn bản đề nghị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm cho sản phẩm dưa hấu của địa phương này.
Ngày 19/6/2015, Sở Nông nghiệp & PTNT đã thành lập đoàn công tác đến kiểm tra thực tế tại thôn Nà Hai, xã Quảng Khê và tiến hành lấy mẫu dưa đem đi phân tích chất lượng an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Hiện HTX Chí Thạnh quản lý 706ha diện tích gieo trồng. Các hoạt động dịch vụ chính của HTX gồm giao thông nội đồng, thủy lợi, bảo vệ thực vật, làm đất, thu hoạch, tín dụng nội bộ, khuyến nông. Tổng doanh thu của HTX hơn 400 triệu đồng/năm, trong đó, chi phí đã hơn 320 triệu đồng/năm.

Trong khi XK nông sản của Việt Nam sang Campuchia hiện còn rất khiêm tốn, thì XK các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, TĂCN lại đang tăng trưởng khá mạnh.

Nhu cầu mua gạo ở một số thị trường đang tăng lên, song doanh nghiệp vẫn đang chần chừ trong ký hợp đồng xuất khẩu mới do lượng gạo dành cho xuất khẩu gần như không còn nhiều.

Ông Nguyễn Văn Mỹ ở xã Xuân Hải cho biết: “Trước đây, gia đình tôi cũng chỉ nuôi các loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng… như bà con quanh vùng. Tuy nhiên, do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm nặng, tôm bị bệnh nên lỗ vốn. Đúng thời điểm đó, con tôi ở Cam Ranh (Khánh Hòa) góp ý chuyển sang nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú.

Hôm rồi, Tư tôi về thăm nhà, hỏi chuyện đồng áng thì má kể rằng, vụ đông xuân vừa qua gặt được 320kg lúa khô. Má hạch toán: “Với chừng ấy sản lượng, nếu bán lúa với giá 1kg là 5 nghìn đồng thì tổng giá trị thu về 1,6 triệu đồng.