Không Nên Vội Vàng Thu Hoạch Tôm Nuôi

Những ngày qua, người nuôi tôm ở Cà Mau tập trung ồ ạt thu hoạch tôm nguyên liệu dù giá bán ra đang xuống thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến giá tôm tiếp tục giảm sâu bởi nguồn cung ứng cho chế biến xuất khẩu tại các nhà máy đang dư thừa.
Được biết, nguyên nhân ban đầu do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ra phán quyết chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào nước này với mức từ 4,98 - 25,76% (tính từ tháng 2-2012 đến 31-1-2013), trong đó Cà Mau có 8 doanh nghiệp xuất khẩu chịu mức thuế trung bình 6,37% so với 0% như trước đây.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi kháng kiện lên Tòa án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ về việc DOC áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Cà Mau đang tích cực mở rộng thị trường sang các nước có tiềm năng, tránh phụ thuộc thị trường Hoa Kỳ.
Ngành Nông nghiệp khuyến cáo người nuôi không nên nóng vội thu hoạch tôm, tránh tình trạng dư thừa, vô hình trung tạo áp lực cho thị trường, làm giảm giá trị tôm nguyên liệu, thiệt hại cho người sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 25.8, đại diện Sở NNPTNT Bình Định cho biết, trên địa bàn tỉnh ghi nhận đã có 14 hộ nông dân trồng khoảng 14ha cây mắc ca tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), năm 2014, diện tích chè cả nước đạt khoảng 130.000ha, tăng 4.400ha so với năm 2011.

UBND tỉnh Kiên Giang vừa có quy định mới về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Thời gian gần đây, giá heo hơi trên thị trường Cà Mau liên tục sụt giảm, hiện chỉ còn từ 3,4 – 3,6 triệu đồng/100kg, giảm từ 800 ngàn – 1 triệu đồng/100kg so với đầu năm 2015. Tình hình này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế của nhiều người dân đất Mũi.

Thời tiết các vùng biển phía Nam - ngư trường khai thác cá ngừ đại dương chính đang có xu hướng tốt lên sau một tuần sóng to gió mạnh.