Không Khí Lạnh Gây Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Cây Lúa

Lúa vụ đông xuân năm nay phát triển chậm hơn những năm trước. Đến thời điểm hiện tại, lúa tại một số cánh đồng trong huyện Bắc Bình, Tánh Linh... vẫn chưa trổ bông hết toàn diện tích. Việc chậm phát triển của cây lúa không chỉ ảnh hưởng đến sản lượng mà còn gây khó khăn cho kế hoạch gieo cấy vụ hè thu…
Tại một số cánh đồng tại xã Phan Hòa, Phan Rí Thành huyện Bắc Bình có khá nhiều thửa ruộng của người dân chưa trổ bông. Thời điểm này những năm trước lúa ở hai xã này đã chuẩn bị cho thu hoạch.
Ông Đinh Văn Ngự, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Bắc Bình cho biết: Nguyên nhân dẫn đến lúa vụ đông xuân năm nay phát triển chậm hơn các năm trước là vì thời tiết lạnh. “Việc cây lúa vụ đông xuân phát triển chậm không phải là điều gì bất thường.
Theo quy luật phát triển của cây lúa thì cây muốn trổ bông phải tích đủ độ nóng nhất định hay còn gọi là độ ôn. Vì vậy, khi cây lúa chưa tích đủ độ ôn thì chưa thể trổ bông. Tuy nhiên, việc này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, kế hoạch gieo cấy vụ tiếp theo”, ông Ngự nói.
Việc cây lúa chậm trổ bông sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất. Nếu như thời tiết các năm trước, nắng ấm từ trước Tết Nguyên đán thì cây lúa sẽ tích đủ độ ôn. Khi trổ bông, lúa sẽ được phát triển đưa hết ra ngoài.
Nhưng năm nay, cây lúa bị lạnh dẫn đến việc tích ôn kéo dài hơn nên khi trổ bông lúa không được đưa hết ra ngoài mà nằm một phần trong thân cây. Số hạt trên một bông lúa sẽ bị ảnh hưởng lớn. Ngoài việc bị nghẹn đòng thì tỉ lệ hạt lép trên cây lúa năm nay cũng được dự báo sẽ cao hơn những năm trước.
“Nhà tôi có thửa ruộng gần 1ha chưa trổ đều. Ở những nơi đã trổ bông thì tỉ lệ cây lúa bị nghẹn đòng nhiều hơn mấy vụ trước. Năm ngoái, trên thửa ruộng này tôi lãi được gần 5 triệu đồng. Năm nay, không biết kiếm được bao nhiêu?” - ông Tài, ở xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình lo lắng.
Không khí lạnh thời gian qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cây lúa vụ đông xuân. Thời điểm thu hoạch lúa vụ đông xuân được dự báo sẽ chậm hơn các năm trước từ 7 – 10 ngày, việc này đồng nghĩa với kế hoạch gieo cấy vụ hè thu cũng bị lùi lại.
Với diễn biến bất thường của khí hậu mấy năm gần đây, không ít người dân đang lo ngại về nguy cơ mưa gió làm giảm sản lượng ở vụ hè thu.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, nông dân huyện Thới Bình (Cà Mau) đã chính thức vào vụ thu hoạch tôm càng xanh trên ruộng lúa, tập trung chủ yếu ở các xã Biển Bạch, Biển Bạch Đông và Trí Phải.

Năm 2012 là năm huyện Đầm Dơi gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực nuôi thuỷ sản. Người dân và doanh nghiệp phải đối mặt với giá cả vật tư tăng cao, dịch bệnh hoành hành, tư thương ép giá… Tuy nhiên, chính quyền các cấp ở Đầm Dơi luôn đồng hành, nỗ lực vượt khó cùng người dân.

Một số nông dân thuộc Tổ hợp tác sản xuất ấp 7 xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Bởi giờ họ đã thay hoa bằng trồng dưa hấu, vừa có lợi về môi trường, vừa có tiền rủng rỉnh bỏ túi.

Cây cỏ ngọt xuất hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian gần đây đã và đang được người nông dân ở các địa phương như Yên Thành, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nam Đàn,... đưa vào sản xuất trở thành loại nông sản có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, công thức luân canh đưa cây ớt vào trồng giữa 2 vụ cỏ ngọt không chỉ về việc cải tạo đất mà đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Trong khi hàng triệu chủ hộ chăn nuôi trong cả nước đang khốn đốn vì giá heo, gia cầm liên tục giảm mạnh suốt nhiều tháng qua thì theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa công bố, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và nguyên liệu trong tháng 5/2013 ước đạt 236.000 tấn, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 40,6 % so cùng kỳ năm trước.