Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không hiểu nấm, đừng mơ làm giàu

Không hiểu nấm, đừng mơ làm giàu
Ngày đăng: 19/08/2015

Là con trai trưởng trong nhà, anh Nguyễn Ngọc Hảo  phải gách vác tránh nhiệm lo cho cuộc sống gia đình. Với 3 sào đất lúa, anh Hảo nghĩ khó mà làm giàu được. Anh quyết định chuyển hướng làm ăn. Sau khi tìm hiểu các mô hình sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi, anh Hảo quyết định sẽ trồng nấm. Vay tiền vốn đầu tư từ ngân hàng, từ bạn bè, họ hàng, năm 2001, anh Hảo đầu tư xây nhà, mua nguyên vật liệu trồng nấm.

Trên mảnh đất thổ cư  300m2 của gia đình, anh Hảo chỉ dám làm thử quy mô nhỏ, mục đích là tạo công ăn việc làm cho các thành viên gia đình. Sản phẩm nấm, mộc nhĩ của anh cũng vì thế chỉ đủ cung ứng cho người dân ở xã Hoàng Xá và một số xã khu vực lân cận. Tuy nhiên, chỉ sau hơn 2 năm, sản phẩm nấm của anh được nhiều người ưa chuộng. Tiếng lành đồn xa, nấm của gia đình anh Hảo làm ra không đủ bán. Đó là lý do năm 2006, anh Hảo mở rộng quy mô diện tích nhà trồng nấm lên 1.000m2 và đến năm 2011 là 3.000m2.

Công việc thuận lợi, các chủng loại nấm anh Hảo trồng được ngày thêm đa dạng, mùa nào cũng có nấm bán. Những năm gần đây, mỗi năm anh Hảo luôn thu hoạch hơn 1,5 tấn nấm các loại, trong đó phần nhiều là mộc nhĩ, trừ chi phí còn lãi 200 triệu đồng. Đến nay, không chỉ tự giải quyết công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình, mô hình trông nấm, mộc nhĩ của anh Hảo còn giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Anh Hảo thổ lộ: Từ ngày trồng nấm đến nay, không phải lúc nào công việc sản xuất, kinh doanh cũng thuận lợi. Cũng có lúc, gia đình anh tưởng như phải bỏ nghề. “Năm 2008 khi nấm, mộc nhĩ đến kỳ phát triển nhưng do thời tiết nắng nóng ít mưa, nên nấm, mộc nhĩ bị teo, doanh thu giảm và thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Sau vụ nấm đó, tôi rút ra được bài học là phải, học hỏi thêm về kỹ thuật trồng nấm, “hiểu” nấm mới vực lại được cơ sở sản xuất, phát triển mở rộng mô hình” - anh Hảo kể.


Có thể bạn quan tâm

Ghi Nhận Sau Chiến Dịch Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Nhỏ Bảo Vệ Lúa Mùa Ghi Nhận Sau Chiến Dịch Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Nhỏ Bảo Vệ Lúa Mùa

Chưa năm nào người nông dân Thái Bình lại chứng kiến nạn sâu cuốn lá nhỏ hoành hành dữ dội như vụ mùa năm nay. Sâu hại trên 100% các giống lúa, trà lúa ở tất cả các huyện, thành phố với mật độ cao gấp 7 - 10 lần so với trung bình nhiều năm.

23/08/2014
Nông Dân Huyện Điện Biên Chăm Sóc Lúa Mùa Nông Dân Huyện Điện Biên Chăm Sóc Lúa Mùa

Cơ cấu giống phần lớn là lúa thơm các loại (bắc thơm số 7, hương thơm số 1, T10) chiếm 50 – 55% diện tích; lúa lai 5 – 10% diện tích; các giống lúa khác (Khang dân, bao thai, nếp N97, IR 352) chiếm 20 – 25% diện tích; còn lại là giống IR 64.

04/09/2014
Tuyển Chọn 3 Giống Lúa Chống Chịu Mặn Tuyển Chọn 3 Giống Lúa Chống Chịu Mặn

Đó là nguồn H (Huế) của Trường đại học Nông lâm Huế và nguồn GSR (siêu lúa xanh) của Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh với giống đối chứng ML 49 trồng phổ biến tại địa phương.

23/08/2014
Mường Chà Được Mùa Ngô Hè Thu Mường Chà Được Mùa Ngô Hè Thu

Những bắp ngô hạt căng tròn, vàng óng trên nương, trái nhà, sân phơi. Tiếng máy tách hạt ngô lách cách bản trên, thôn dưới. Những tiếng gọi nhau í ới, nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt đẫm mồ hôi của người nông dân đang phơi ngô quyện lẫn trong hương thơm ngô mới…

04/09/2014
Tây Giang Hỗ Trợ 120 Ngàn Cây Giống Bời Lời Đỏ Cho Người Dân Xã Tr'Hy Tây Giang Hỗ Trợ 120 Ngàn Cây Giống Bời Lời Đỏ Cho Người Dân Xã Tr'Hy

Cụ thể, các thôn Voòng, A banh 2: 20 ngàn cây; thôn Dầm 1: 18 ngàn cây; thôn A riêu, A chua, Dầm 2: 16 ngàn cây; A banh 1: 14 ngàn cây. Ngay sau khi được nhận cây giống, chính quyền địa phương sẽ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trồng, cách chăm sóc cũng như giám sát việc thực hiện trồng giống cây này theo đúng quy trình.

23/08/2014