Không đủ măng cụt bán, nhà vườn tiếc nuối
Vào tháng 3 năm nay, măng cụt trái vụ được thương lái thu mua tại vườn khoảng 75.000 đồng/kg, giá bán ngoài chợ là 100.000 đồng/kg.
Từ đầu tháng 6 đến nay, măng cụt ở miền Tây đang bước vào thời kỳ thu hoạch chính vụ, giá không còn cao ngất ngưỡng như hồi đầu năm nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Cụ thể, giá bán măng cụt cho thương lái dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, còn giá bán ngoài thị trường từ 45.000 - 55.000 đồng/kg.
Ông Võ Văn Quang, một nhà vườn trồng măng cụt ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), cho biết: “Mỗi cây măng cụt trên 20 năm tuổi sẽ cho khoảng 70 kg trái. Với giá bán hiện tại, một số nhà vườn thắng lớn sau 2 năm mất mùa, rớt giá”.
Riêng gia đình ông, do 2 vụ trước măng cụt rớt giá (chỉ khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg) nên ông đã đốn hạ gần 200 gốc để trồng chanh không hạt với mong thu được lãi cao. Vì thế, vườn măng cụt của ông hiện tại chỉ còn hơn 150 gốc, lượng thu hoạch giảm đáng kể.
Giá măng cụt tăng cao nhưng không đủ hàng để bán khiến nhiều nhà vườn tiếc hùi hụi
Tương tự, anh Thuận, một nhà vườn ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) cũng tỏ ra tiếc hùi hụi khi đốn hạ gần 90 gốc măng cụt trên 15 năm tuổi của mình để trồng mít giống Thái Lan. “Thấy mấy hộ bên cạnh bán măng cụt có giá tui giận mình vô cùng. Phải chi cố chờ thêm vụ nữa thì vụ măng cụt năm nay nhà tui thắng to” - anh Thuận tỏ ra tiếc nuối.
Có thể bạn quan tâm

Tân Sơn là huyện có diện tích đất rừng khá lớn, trong tổng số hơn 68 nghìn ha đất tự nhiên thì có tới ¾ là đất rừng. Vì vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện đặc biệt quan tâm.

UBND tỉnh vừa quyết định thanh lý hơn 27,6ha rừng trồng bị thiệt hại do bão số 11 năm 2013 gây ra tại lô a, khoảnh 8 và 9, tiểu khu 597, xã Tam Sơn; lô a, b, c, d, e, f, g, h, i, khoảnh 2, tiểu khu 608, xã Tam Trà thuộc khu vực Núi Huỳnh (huyện Núi Thành) nằm trong lâm phận của Ban quản lý rừng phòng hộ Phú Ninh. Khu vực nêu trên trồng keo tai tượng vào năm 2008.

Dù đang sắp bước vào mùa mưa nhưng hầu hết các giếng khoan, giếng đóng của các hộ dân ở xã Bình Hải (Bình Sơn) đều khô khốc, nhất là ở hai thôn Thanh Thủy và Phước Thiện. Hàng chục hécta hành đang ngóng nước về để “duy trì sự sống”. Nhiều hộ dân phải mua nước về tưới cho hành với kinh phí không nhỏ.

Những ngày gần đây, ngư dân tỉnh Khánh Hòa được mùa cá nục, trong khi giá loại cá này vẫn ở mức cao đã giúp nhiều chủ tàu thu lãi hàng chục triệu đồng sau mỗi chuyến đi biển.

Ngoài yếu tố thời tiết năm nay thuận lợi, thì người nuôi cũng đã chủ động và có ý thức hơn trong việc thả nuôi theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo, đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng quy trình công nghệ nuôi tiên tiến, thả con giống có nguồn gốc.