Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không dễ có thương hiệu gạo Việt

Không dễ có thương hiệu gạo Việt
Ngày đăng: 22/10/2015

Ngày 20-10, tại TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Bộ Khoa học - Công nghệ và UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp tổ chức hội nghị triển khai đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam.

Không thể chấp nhận

Theo kế hoạch, đến năm 2020 sẽ có khoảng 20% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chính thức có thương hiệu riêng

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết sau 30 năm đổi mới, Việt Nam từ nước thiếu lương thực đã vươn lên đứng hàng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo với năng lực mỗi năm xuất khẩu từ 6-8 triệu tấn, giá trị kim ngạch đạt từ 3-3,7 tỉ USD.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, nông nghiệp nước ta đã, đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, liên kết chuỗi giá trị còn yếu, chất lượng nông sản chưa đồng đều nên rất khó xây dựng được thương hiệu.

Cho rằng xây dựng thương hiệu gạo là “hết sức cấp bách nhưng ông Nam cũng thừa nhận thời gian qua, Việt Nam đã chậm chân trong công tác này.

Bằng chứng là một số doanh nghiệp (DN) làm tốt thương hiệu nhưng khi đưa ra nước ngoài thì bị đánh cắp mà chẳng biết cầu cứu đến ai.

Trong khi đó, phần lớn các DN xuất khẩu gạo vào thị trường EU hoặc châu Phi đều qua trung gian là Thái Lan hoặc Campuchia.

“Chúng ta không thể chấp nhận tình trạng DN nước ngoài mang bao bì, nhãn mác của họ vào mua gạo Việt Nam để xuất khẩu.

Để khắc phục tình trạng này thì nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ cơ chế chính sách.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ giúp quảng bá thương hiệu cũng như tìm kiếm thị trường, còn việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia có thành công hay không chính là từ các DN.

Bởi lẽ, DN muốn có gạo chất lượng để xuất khẩu thì phải xây dựng được vùng lúa nguyên liệu”- ông Nam nhấn mạnh.

Đừng mạnh ai nấy làm

Ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho biết trước đây, nông dân sản xuất lúa cao sản như IR 50404 để giải quyết đến 50% nhu cầu xuất khẩu đối với các thị trường cần gạo phẩm cấp thấp như Trung Quốc hay châu Phi.

Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã khác nên cần sắp xếp lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị hàng hóa và an toàn vệ sinh thực phẩm để phục vụ cho những thị trường cao cấp.

Ông Huệ cho rằng muốn làm được điều đó thì khâu quan trọng đầu tiên là nông dân phải sử dụng giống lúa thuần chủng (giống xác nhận) chứ không để tiếp tục xảy ra tình trạng mạnh ai nấy làm.

Gạo Việt Nam cũng rất khó có thương hiệu vì hiện vẫn còn trên 90% sản lượng lúa của nông dân bán thông qua thương lái.

Vì muốn có lợi nhuận cao, nhiều thương lái không ngần ngại trộn nhiều giống lúa khác nhau trước khi giao cho DN chế biến xuất khẩu.

Đồng quan điểm này, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An tại TP Cần Thơ, cho biết đã trực tiếp sản xuất suốt hơn 19 năm nên ông thấy việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia là hết sức cấp bách.

“Không còn con đường nào khác là DN phải xây dựng thương hiệu gạo quốc gia từ vùng nguyên liệu chứ không phải ở trong hội trường theo kiểu muốn vẽ hình cô gái như thể nào thì vẽ” - ông Bình thẳng thắn.

Chất lượng là trên hết

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Lộc Trời (An Giang), khẳng định khi nào DN có gạo ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới bàn đến chuyện làm thương hiệu và giá cả.

Thậm chí, khi đã có thương hiệu rồi cũng rất khó giữ được vì còn nhiều DN kinh doanh gạo không nhãn mác, tràn lan ngoài thị trường mà không phải chịu thuế.

Trong khi đó, các DN làm ăn đàng hoàng và bài bản thì lại phải chịu mức thuế GTGT 5%.


Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 Ha Nuôi Trồng Thủy Sản Hơn 1.000 Ha Nuôi Trồng Thủy Sản

Năm 2014, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có kế hoạch nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lượng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nước lợ 330 ha, sản lượng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nước ngọt.

18/03/2014
Nhộn Nhịp Tàu Cá Vươn Ra Trường Sa Nhộn Nhịp Tàu Cá Vươn Ra Trường Sa

Sáng 5.2 (tức mùng 6 Tết Giáp Ngọ), hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... đã mở biển, bắt đầu cho mùa khai thác năm mới trên ngư trường Trường Sa.

21/02/2014
Bùn Thải Từ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thủy Sản Không Thuộc Danh Mục Chất Thải Nguy Hại Bùn Thải Từ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thủy Sản Không Thuộc Danh Mục Chất Thải Nguy Hại

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

18/03/2014
Nuôi Ong Mật Bạc Hà Kiếm Bạc Tỉ Trên Cao Nguyên Đá Nuôi Ong Mật Bạc Hà Kiếm Bạc Tỉ Trên Cao Nguyên Đá

Nghề nuôi ong lấy mật từ hoa bạc hà đã có từ lâu ở Đồng Văn cũng như các huyện miền núi của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, người nuôi chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không theo quy trình hợp lý nên sản lượng và chất lượng sản phẩm rất thấp.

21/02/2014
Đồng Nai Cung Cấp Hơn 2,4 Triệu Con Heo/năm Đồng Nai Cung Cấp Hơn 2,4 Triệu Con Heo/năm

Theo tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 2,4 triệu con heo/năm. Trong đó, các trang trại và người chăn nuôi nhỏ lẻ cung cấp hơn 1,9 triệu con, doanh nghiệp Nhà nước gần 60 ngàn con, còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm tỷ trọng xấp xỉ 20%).

18/03/2014