Không Còn Hộ Dân Nào Ở Bình Ngọc Trồng Rau Theo Mô Hình VietGAP

Ngày 24/2, ông Nguyễn Ngọc Anh, Giám đốc HTX Nông nghiệp - Kinh doanh tổng hợp Bình Ngọc (TP Tuy Hòa, Phú Yên) cho biết, tất cả 25 hộ thành viên của HTX đăng ký trồng rau theo mô hình VietGAP trên diện tích 13.380m2 vào cuối năm 2011 đến nay đã không còn trồng rau theo mô hình này.
Nguyên nhân là do HTX không xây dựng được nhà sơ chế, mã vạch, logo, khiến rau trồng theo mô hình này khó vào siêu thị, dù HTX đã ký hợp đồng với Siêu thị Co.opMart Tuy Hòa trong việc tiêu thụ rau của thành viên.
“Hiện tất cả 25 hộ đăng ký trồng rau theo mô hình VietGAP đã chuyển sang trồng rau theo cách truyền thống. Mỗi ngày 25 hộ thu hoạch gần 500kg rau ăn lá các loại, trong khi Siêu thị Co.opMart Tuy Hòa chỉ mua khoảng 100kg rau, số còn tại bán cho tiểu thương các chợ trong tỉnh”, ông Anh nói.
Năm 2011, Trung tâm Chất lượng Nông - lâm - thủy sản vùng 3 (thuộc Bộ NN-PTNT) cấp giấy chứng nhận mô hình trồng rau VietGAP cho HTX Nông nghiệp - Kinh doanh tổng hợp Bình Ngọc, với 9 loại rau ăn lá. Hộ trồng nhiều 1.500m2, hộ trồng ít cũng 500m2. Ngoài giấy chứng nhận này, HTX còn được Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cấp giấy chứng nhận rau an toàn cho 20ha trong tổng số 40ha rau của HTX. Hiện mỗi ngày, làng rau Bình Ngọc cung cấp ra thị trường khoảng 3 tấn rau ăn lá các loại.
Có thể bạn quan tâm

Các đại biểu đến từ 11 quốc gia tham dự hội thảo chung được tổ chức bởi Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Info-SAMAK, trong khuôn khổ làm việc của WTO về việc tiếp cận thị trường quốc tế trong ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản. Một bài thuyết trình của FAO, với các báo cáo có sẵn về các tiêu chuẩn thị trường trong thương mại thủy sản nhằm thúc đẩy nghề cá phát triển một cách bền vững.

2 năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bớp (hay còn gọi là cá bóp) trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã phát triển mạnh. Toàn huyện có khoảng gần 460 hộ nuôi. Chủ yếu nuôi tập trung tại xã đảo Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã.

Trên 5 công đất lúa, nông dân Lê Văn Danh (ấp An Nhơn, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) thử nghiệm chuyển đổi trồng đậu nành, với 4 loại giống triển vọng: VĐ19, HLĐN29, HL07-15, 17A. Sau 3 tháng canh tác, ông Danh thu hoạch được 200 kg/công, bán 17.000 đồng/kg, thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng/công.

Việc liên tục gặp vướng mắc, đề nghị bạn hàng gửi thư xác nhận không những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XK của chính DN mà còn ảnh hưởng tới uy tín của NAFIQAD đối với cơ quan thẩm quyền của nước NK, phát sinh thêm nguồn lực, thời gian của NAFIQAD để giải quyết các vụ việc.

Nhiều năm qua, thanh long trở thành loại cây trồng “ưa chuộng” của nông dân tỉnh Bình Thuận. Dù giá cả có lúc trồi sụt nhưng về tổng thể, trồng thanh long hiện vẫn cho thu nhập cao gấp 3 - 5 lần so với trồng lúa và cao gấp hàng chục lần so với một số loại hoa màu khác.