Không có thịt gà nhập khẩu 12.000 đồng/kg

Trước thông tin cho rằng thịt gà nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam chỉ có giá 12.000 đồng/kg, ngày 17/9, Tổng cục Hải quan khẳng khẳng định thông tin nêu trên là không có cơ sở.
Đồng thời cơ quan này cũng cung cấp thêm thông tin làm rõ nguồn gốc xuất xứ thịt gà các loại nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2015, trên toàn quốc đã có 82 doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thịt gà, chủ yếu qua các cảng tại TP HCM và TP Hải Phòng. Thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Hoa Kỳ với trị giá 39,1 triệu USD.
Ngoài ra, thịt gà còn được nhập khẩu vào Việt Nam từ Brazil và Hàn Quốc. Lượng thịt gà nhập khẩu từ 3 quốc gia này chiếm gần 90% trị giá thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam.
Đơn giá bình quân của thịt gà nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2015.
Tổng cục Hải quan khẳng định, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu gần 70.000 tấn thịt gà các loại (gà nguyên con, đùi gà, cánh gà, thịt gà khác), trị giá lên đến 63,7 triệu USD với giá bình quân nhập khẩu trước thuế là 0,91 USD/kg, tương đương 19.600 đồng/kg (thời điểm tỷ giá 21.500 VND/USD).
Trước đó, những thông tin này đã được Tổng cục Hải quan cung cấp cho Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) để làm rõ việc xác minh và đánh giá có hành vi bán phá giá mặt hàng này vào Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm từng bước đa dạng hoá các đối tượng thủy sản nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế cao, đáp ứng thị trường tiêu thụ. Tháng 7/2013

Thực hiện chủ trương của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng mô hình nông thôn mới, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại vận động nông dân thành lập Tổ hợp tác Nuôi tôm càng xanh ấp Bình Phú, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại.

Ngày 20 tháng 7 năm 2013 tại Ủy ban nhân nhân xã An Thủy, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bến Tre và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri tổ chức buổi hội thảo và tập huấn kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm và tham quan có hơn 30 đại biểu là nhà quản lý, người nuôi tôm biển trên địa bàn huyện Ba Tri tham dự.

Với ý chí và quyết tâm không ngừng, anh Triệu Hữu Quan, dân tộc Dao thôn Tân Thành, xã Nông Thượng (thị xã Bắc Kạn) được mọi người biết đến là một hộ làm kinh tế giỏi. Từ đôi bàn tay trắng, anh đã nhanh chóng vươn lên làm giàu trên vùng đất khó.

Sau 3 năm thực hiện chủ trương mở rộng diện tích trồng cây dong riềng, cây trồng này đã thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế ở hầu khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh. Qua thực tế cho thấy đây là cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của nông dân và cho thu nhập khá...