Không có thịt gà nhập khẩu 12.000 đồng/kg

Trước thông tin cho rằng thịt gà nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam chỉ có giá 12.000 đồng/kg, ngày 17/9, Tổng cục Hải quan khẳng khẳng định thông tin nêu trên là không có cơ sở.
Đồng thời cơ quan này cũng cung cấp thêm thông tin làm rõ nguồn gốc xuất xứ thịt gà các loại nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2015, trên toàn quốc đã có 82 doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thịt gà, chủ yếu qua các cảng tại TP HCM và TP Hải Phòng. Thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Hoa Kỳ với trị giá 39,1 triệu USD.
Ngoài ra, thịt gà còn được nhập khẩu vào Việt Nam từ Brazil và Hàn Quốc. Lượng thịt gà nhập khẩu từ 3 quốc gia này chiếm gần 90% trị giá thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam.
Đơn giá bình quân của thịt gà nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2015.
Tổng cục Hải quan khẳng định, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu gần 70.000 tấn thịt gà các loại (gà nguyên con, đùi gà, cánh gà, thịt gà khác), trị giá lên đến 63,7 triệu USD với giá bình quân nhập khẩu trước thuế là 0,91 USD/kg, tương đương 19.600 đồng/kg (thời điểm tỷ giá 21.500 VND/USD).
Trước đó, những thông tin này đã được Tổng cục Hải quan cung cấp cho Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) để làm rõ việc xác minh và đánh giá có hành vi bán phá giá mặt hàng này vào Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm lúa làm ra được tiêu thụ hết theo hợp đồng; lợi nhuận của nông dân (ND) được đảm bảo, vai trò Hội ND được phát huy trong việc tổ chức lại sản xuất...

Trên địa bàn Hậu Giang, hiện nay chưa có khách hàng vay nuôi tôm, chỉ có khách hàng vay vốn để nuôi cá tra. Tính đến hết tháng 3-2014, tổng dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản trên toàn địa bàn là 2.098 tỉ đồng, chiếm 14,5% tổng dư nợ cho vay, trong đó chủ yếu cho vay nuôi cá tra, với dư nợ 1.025 tỉ đồng.

Cuối năm nay, Lý Sơn cũng sẽ có điện lưới quốc gia được thực hiện xuyên biển bằng cáp ngầm. Đây đều là những tiền đề quan trọng để thúc đẩy huyện đảo vốn giàu tiềm năng và có vị trí chiến lược quan trọng phát triển mạnh mẽ hơn về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng.

Ở thời điểm mà những ruộng lúa Xuân muộn vẫn còn đứng cái, hứng chịu cái nắng gắt gỏng chờ ngày trổ bông và đứng trước nguy cơ bị rầy nâu tấn công, phá hoại thì chỉ hơn chục ngày nữa thôi, người dân Nà Pâu, xã Lạc Nông (Bắc Mê) sẽ ăn mừng lúa mới. Một sự “đột phá” về chuyển đổi mùa vụ đang mang lại hiệu quả rõ nét nơi đây.

Để phát triển và nhân rộng mô hình tổ, đội khai thác thủy sản, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu sẽ tập trung vào các giải pháp như: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để ngư dân thấy được lợi ích của việc tổ chức khai thác hải sản theo tổ, đội, đặc biệt là các tổ, đội khai thác hải sản xa bờ, kết hợp với bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển.