Không có chuyện cá tra trở lại danh sách đỏ của WWF

Trước thông tin về việc cá tra Việt Nam vẫn nằm trong danh sách đỏ trong Hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm thủy sản (seafood guide) của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên Thụy Sỹ trên trang web của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF quốc tế), lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo xác minh làm rõ thông tin này.>>Sớm gỡ rào cản để cá tra trở lại thị trường Brazil
Theo WWF Việt Nam, tổ chức này đã liên hệ với WWF Thụy Sỹ để kiểm tra và được trả lời: Trong vòng 3 năm nay cá tra Việt Nam không còn nằm trong danh sách đỏ. Tuy nhiên, WWF Việt Nam có tìm thấy một bản Hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm thủy sản của WWF Thụy Sỹ đã được dịch sang tiếng Anh (dạng PDF) từ năm 2004 được đăng tải trên website của WWF quốc tế.
WWF Việt Nam đã thông báo với WWF quốc tế về sự cố này và đề nghị WWF quốc tế cập nhật lại Hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm thủy sản mới nhất của WWF Thụy Sỹ. WWF quốc tế đã gỡ bỏ bản dịch hướng dẫn cũ này. Như vậy, thông tin về việc WWF Thụy Sỹ đưa cá tra trở lại vào danh sách đỏ là không đúng và do lỗi kỹ thuật từ bộ phận quản lý website của WWF quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều chuyên gia cho rằng trong vòng 20 năm nữa, Việt Nam vẫn phải đứng trên “đôi chân nông nghiệp”. Điều này báo chí đã phân tích nhiều, có lẽ không cần bàn cãi. Bài viết này ghi nhận ý kiến của các chuyên gia liên quan đến câu chuyện thay đổi tư duy làm nông nghiệp của Việt Nam. Đáng chú ý, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Israel tại Việt Nam, khẳng định: nông nghiệp chính là tương lai.

Để giải cứu cá tra, cần nhân rộng mô hình liên kết hiệu quả 4 bên: Nông dân, doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp cung ứng thức ăn và hệ thống ngân hàng.

Trước cơn lốc nhập khẩu bò ngoại, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân vừa có chuyến đi khảo sát thực tế bên Úc và chia sẻ ngay với NNVN.

VFA hoạt động như một cơ quan quản lý ngành hàng dựa trên các biện pháp hành chính là chủ yếu. Điều này đôi lúc đã làm cho thị trường lúa gạo của nước ta bị bóp méo, cứng nhắc.

Hiện trên thị trường kinh doanh bò Úc có khoảng 14 - 15 công ty lớn, trong đó có khá nhiều các “đại gia” lừng lẫy một thời ở các lĩnh vực tài chính, tiêu dùng... Sự tham gia của họ đang được kỳ vọng sẽ thay đổi cơ cấu ngành nuôi và kinh doanh bò truyền thống.