Khống Chế Dịch Bệnh Trên Vật Nuôi

Năm 2015, ngành Thú y sẽ tiếp tục chủ động giám sát dịch bệnh, phòng chống và ngăn chặn từ xa các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch bệnh của động vật trên cạn lây lan sang người.
Năm 2014, dịch cúm A/H5N1 xuất hiện tại 158 xã, phường của 93 huyện, thị xã ở 33 tỉnh, thành phố. Dịch cúm gia cầm đã trở thành dịch địa phương với đặc điểm các ổ dịch phát sinh rải rác.
Trung bình hằng năm có khoảng 100 ổ dịch, và khoảng 200.000 con gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy…
Công tác phòng chống dịch của ngành Thú y đã góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Trong đó, kết quả nổi bật là ngăn chặn và khống chế kịp thời việc lây lan một số chủng virus mới như: Cúm A/H8N10, H7N9, H5N6 có nguồn gốc từ biên giới phía Bắc.
Đồng thời, xác định vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi; khống chế thành công dịch lợn tai xanh. Riêng dịch lở mồm long móng trên trâu bò đã khoanh vùng xử lý kịp thời các ổ dịch lây lan từ các đàn bò dự án.
Tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 23/1, đại diện Cục Thú y cho biết, nguyên nhân khiến dịch xảy ra thời gian qua là do công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống dịch ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức.
Cùng với đó, công tác tiêm phòng cho gia súc gia cầm ở nhiều địa phương hiệu quả chưa cao, thiếu kiểm tra đôn đốc và giám sát thực hiện.
Một số ý kiến cho rằng, cần tạo thế chủ động trong phòng chống dịch, có sự tham gia tích cực từ phía các địa phương, người chăn nuôi.
Trong đó, các địa phương chủ động xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, khuyến khích và hỗ trợ các trang trại chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, tăng cường kiểm tra tại tuyến cơ sở nhằm phát hiện những sai phạm, bất cập trong công tác phòng chống dịch để chấn chỉnh kịp thời.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nêu rõ, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thú y trong năm 2015 là phải đảm bảo khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm, không để xảy ra các ổ dịch lớn như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh… góp phần ổn định giá cả thị trường và phát triển chăn nuôi.
Quan trọng nhất là phải tiếp tục chủ động giám sát dịch bệnh, phòng chống và ngăn chặn từ xa các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch bệnh của động vật trên cạn lây lan sang người.
Đồng thời, ngành Thú y phải đặt mục tiêu năm 2015 giảm các ổ dịch gia súc gia cầm và thủy sản so với 2014.
Thị trường đầu ra tốt, giám sát dịch hiệu quả và hướng dẫn quy trình chăn nuôi an toàn cho người chăn nuôi là mục tiêu của ngành nông nghiệp trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian qua, trên địa bàn H.Chư Sê xuất hiện một số cá nhân thu gom rễ tiêu, lén lút bán cho thương lái Trung Quốc. Khu vực này là vùng chuyên canh hồ tiêu lớn nhất tỉnh Gia Lai nên nhiều nhà vườn lo ngại tình trạng chặt trộm rễ tiêu để bán.

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Krông Nô thì vụ mùa năm 2014, địa phương sẽ gieo trồng trên 47.500 ha cây trồng các loại, phấn đấu đạt tổng sản lượng lương thực hơn 104.000 tấn (bao gồm lúa 16.000 tấn, ngô 87.595 tấn).

Trước nhu cầu của người nông dân cần giống lúa mới để đa dạng hóa cơ cấu giống trong sản xuất, đảm bảo năng suất, giá trị vừa có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh gây hại, vụ chiêm xuân năm 2014, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) phối hợp với Viện Khoa học Nông – Lâm nghiệp miền núi phía Bắc triển khai sản xuất thử nghiệm giống lúa PB1.

Nhiều năm, con cá ngừ đại dương được coi là sản phẩm biển quan trọng của Việt Nam, mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, kể từ năm 2012 tới nay, giá cá ngừ đại dương xuống thấp, thị trường xuất khẩu thu hẹp và sụt giảm. Con cá ngừ đại dương đang gặp khó khăn.

Có mặt tại sân vận động xã Nghĩa Phúc vào chiều 24/4, lúc này bà con đang tập trung chờ được nhận dê về nuôi. Bà Lưu Thị Đông, xóm 3, phấn khởi: Cách đây mấy năm, gia đình đầu tư 10 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 4 con dê về nuôi. Vừa qua, xóm, xã bình chọn bà là một trong những gia đình được nhận dê từ chương trình chăn nuôi dê sinh sản của Nhà nước.