Khống chế bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, việc triển khai thực hiện Chiến dịch phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu ở các tỉnh trồng hồ tiêu trọng điểm theo phát động của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có những kết quả đáng khích lệ.
Bước đầu đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức của nông dân. Các cấp chính quyền đều nhận thức được vai trò kinh tế quan trọng của cây hồ tiêu, và việc kịp thời chỉ đạo tổ chức phòng chống bệnh hại hồ tiêu.
Qua việc đi khảo sát thực tế các mô hình trồng hồ tiêu đạt hiệu quả cao và qua báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và các hộ nông dân, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao các biện pháp kỹ thuật canh tác, vệ sinh, thiết kế vườn, chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh hại trên cây hồ tiêu. Thứ trưởng cho rằng, những kinh nghiệm và sáng tạo của Bà Rịa Vũng Tàu cần được nhân rộng trong thời gian tới.
Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ và các địa phương liên tục cập nhật kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật mới để bổ sung, sửa đổi các quy trình đã ban hành nhằm ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất, đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước về phân bón, thuốc BVTV tại vùng trồng hồ tiêu.
Bộ cũng đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối kết hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục BVTV tỉnh có hồ tiêu bị hại nặng để triển khai các mô hình phòng chống bệnh; tổ chức cho nông dân thăm quan, học tập các mô hình phòng chống bệnh hiệu quả; tổ chức in ấn poster, tờ rơi để các địa phương làm tài liệu tuyên truyền cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Biện pháp bao trái vừa bảo vệ trái cây hiệu quả, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và rất an toàn cho con người và môi trường. Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong đợi, các nhà vườn phải lưu ý tùy từng loại cây trồng mà chọn lựa các loại túi bao phù hợp.

Nhiều nông dân xã Đốc Binh Kiều cho biết, hiện lúa OM 4900 chỉ còn khoảng 4.950 - 5.000 đồng/kg nhưng không dễ bán. Thương lái không đến mua hoặc có đến thì trả giá rất thấp. Tuy nhiên, do phải trả tiền vật tư nông nghiệp, chi phí thu hoạch, nếu trữ lại sẽ không có điều kiện phơi sấy nên nông dân buộc phải bán lúa với giá thấp.

Những ngày này, nông dân trồng chanh ở xã cù lao Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh rất phấn khởi vì giá chanh tăng cao, thương lái tới tận vườn mua với giá từ 10 ngàn - 11 ngàn đồng/kg. Với mức giá này, người trồng chanh có lợi nhuận khá cao. Gia đình ông Bùi Văn Rê ở ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh trồng giống chanh bông tím tứ quý. Với 8 công, mỗi năm ông thu nhập trên 150 triệu đồng.

Nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch phát triển từng ngành hàng chủ lực của huyện gắn với chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới, huyện Hồng Ngự đề nghị tỉnh hỗ trợ khảo sát quy hoạch lập dự án vùng sản xuất giống lúa tập trung tại khu đê bao 2.600ha xã Thường Phước 2 và Thường Thới Tiền.

Theo đó, UBND TP.Sa Đéc phân bổ 120 triệu đồng chuyển giao 32.000 giống hoa mới và giống hoa phục tráng cho người dân đưa vào canh tác như: hoa hồng (màu tím, vàng, cam), cúc đồng tiền, cúc mâm xôi (cấy mô), cúc huân chương (cấy mô), cúc ngũ sắc (Zinnia), cúc tiger (cắt cành), cây can kim thái, hoa chuông...