Không Cấm Thu Gom Ốc Bươu Vàng

Tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông sản ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định, Bộ không cấm người dân thu gom ốc bươu vàng.
Tại nội dung công văn khẩn ngày 30/10, Bộ NNPTNT có nêu vấn đề: Thời gian gần đây, tại một số địa phương xảy ra tình trạng buôn bán, nhân nuôi ốc bươu vàng thiếu kiểm soát, gây nguy cơ lây lan, phát tán dịch hại, vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Ốc bươu vàng là loài ngoại lai xâm hại và là sinh vật gây hại nguy hiểm đối với lúa và một số cây trồng dưới nước ở Việt Nam. Vì vậy, cần kiểm soát chặt chẽ các hành vi gây nguy cơ phát tán ốc bươu vàng.
Bộ NNPTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở NNPTNT tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm của các tổ chức, cá nhân có hành vi nhân nuôi, vận chuyển, phát tán ốc bươu vàng.
Đặc biệt nghiêm cấm việc nhân nuôi ốc bươu vàng. Nếu phát hiện, không chỉ xử phạt vi phạm hành chính mà còn buộc phải tiêu huỷ theo quy định.
Sau khi công văn của Bộ NNPTNT gửi xuống các địa phương, nhiều ý kiến cho rằng thu gom ốc bươu vàng để bán hoàn toàn hợp pháp và hợp lý; người dân có thể gia tăng thu nhập, đồng thời cũng là thu gom để chống dịch hại từ loại ốc này. Thực tế, bà con vẫn thường xuyên thu gom ốc bươu vàng để làm thức ăn cho thủy cầm.
Trước những ý kiến từ các địa phương, tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông sản ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định Bộ NNPTNT không cấm người dân thu gom ốc bươu vàng, thậm chí còn khuyến khích việc này.
Việc người dân bắt, thu gom ốc bươu vàng có hai cái lợi, đó là hạn chế sinh vật gây hại cho cây trồng và giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, hoạt động này phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh phát tán ốc ra đồng ruộng và bảo vệ môi trường.
Ngay tại cuộc giao ban, Thứ trưởng Thu cũng yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật có biện pháp quản lý theo hướng cho phép người dân bắt, gom ốc bươu vàng nhưng nghiêm cấm việc nhân nuôi, phát tán.
Có thể bạn quan tâm

Điệp khúc giá mía thấp nên người dân chưa muốn bán, thương lái đang có dấu hiệu mua cầm chừng cứ lập lại, trong khi nhiều diện tích mía đã bị ngập nước và theo dự báo thì đỉnh lũ năm nay sẽ xuất hiện vào khoảng giữa tháng 11 tới. Do đó, nguy cơ vùng mía ngập lũ ở huyện Phụng Hiệp sẽ tiếp tục chịu thiệt hại nếu như không có giải pháp hiệu quả trong lúc này.

Trong khi đầu tư nước ngoài của cả nước có xu hướng tăng, thì dòng vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng đầu tư nước ngoài của cả nước. Điều này đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có một chiến lược, định hướng dài hạn để thu hút vốn FDI.

Là một trong những địa bàn trọng điểm nuôi thuỷ sản của tỉnh, thời gian qua, UBND huyện Giao Thủy đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển thuỷ sản của tỉnh giai đoạn 2010-2020 và đạt kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế - xã hội huyện nói chung.

Khi nói về kết quả nghề nuôi cá ở địa phương, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê cho biết: Hiện nay Tuy Lộc có gần 100ha chuyên nuôi thủy sản, chủ yếu chuyển đổi từ đất ruộng sang làm ao nuôi, bà con áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến nên cho năng suất bình quân gần 3 tấn/ha.

Đối với các tỉnh có diện tích điều lớn, là cây trồng chủ lực (Bình Phước, Đồng Nai), Hiệp hội Điều Việt Nam đề nghị sở NN-PTNT các địa phương này tham mưu để đưa việc phát triển ngành điều vào Nghị quyết Đại hội Đảng, làm cơ sở chính trị để thúc đẩy ngành điều phát triển.