Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Cấm Thu Gom Ốc Bươu Vàng

Không Cấm Thu Gom Ốc Bươu Vàng
Ngày đăng: 07/11/2013

Tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông sản ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định, Bộ không cấm người dân thu gom ốc bươu vàng.

Tại nội dung công văn khẩn ngày 30/10, Bộ NNPTNT có nêu vấn đề: Thời gian gần đây, tại một số địa phương xảy ra tình trạng buôn bán, nhân nuôi ốc bươu vàng thiếu kiểm soát, gây nguy cơ lây lan, phát tán dịch hại, vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Ốc bươu vàng là loài ngoại lai xâm hại và là sinh vật gây hại nguy hiểm đối với lúa và một số cây trồng dưới nước ở Việt Nam. Vì vậy, cần kiểm soát chặt chẽ các hành vi gây nguy cơ phát tán ốc bươu vàng.

Bộ NNPTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở NNPTNT tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm của các tổ chức, cá nhân có hành vi nhân nuôi, vận chuyển, phát tán ốc bươu vàng.

Đặc biệt nghiêm cấm việc nhân nuôi ốc bươu vàng. Nếu phát hiện, không chỉ xử phạt vi phạm hành chính mà còn buộc phải tiêu huỷ theo quy định.

Sau khi công văn của Bộ NNPTNT gửi xuống các địa phương, nhiều ý kiến cho rằng thu gom ốc bươu vàng để bán hoàn toàn hợp pháp và hợp lý; người dân có thể gia tăng thu nhập, đồng thời cũng là thu gom để chống dịch hại từ loại ốc này. Thực tế, bà con vẫn thường xuyên thu gom ốc bươu vàng để làm thức ăn cho thủy cầm.

Trước những ý kiến từ các địa phương, tại cuộc họp giao ban công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông sản ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định Bộ NNPTNT không cấm người dân thu gom ốc bươu vàng, thậm chí còn khuyến khích việc này.

Việc người dân bắt, thu gom ốc bươu vàng có hai cái lợi, đó là hạn chế sinh vật gây hại cho cây trồng và giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, hoạt động này phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh phát tán ốc ra đồng ruộng và bảo vệ môi trường.

Ngay tại cuộc giao ban, Thứ trưởng Thu cũng yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật có biện pháp quản lý theo hướng cho phép người dân bắt, gom ốc bươu vàng nhưng nghiêm cấm việc nhân nuôi, phát tán.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Đắk Song Canh Tác Cà Phê Theo Hướng Bền Vững Nông Dân Đắk Song Canh Tác Cà Phê Theo Hướng Bền Vững

Những ngày giữa tháng 3, gia đình ông Trần Văn Tuất ở thôn 9, xã Nam Bình đang tưới nước đợt 3 cho 2 ha cà phê. Theo ông Tuất thì năm nay thời tiết có những biểu hiện là sẽ khô hạn hơn năm ngoái nên ông chú trọng vào những biện pháp canh tác nhằm đảm bảo an toàn cho vườn cây.

11/03/2014
Cây Cao Su Vững Vàng Trong Giá Rét Cây Cao Su Vững Vàng Trong Giá Rét

Bước sang năm 2014 là năm thứ 4, Công ty CP Cao su Hà Giang triển khai trồng, chăm sóc các giống cao su kháng lạnh. Ký ức về thiệt hại do giá rét năm 2010 vẫn chưa nguôi, nhưng đó cũng là bài học, là kinh nghiệm vô cùng quý giá để cho người trồng cao su thêm phần quyết tâm trên vùng đất khó.

11/03/2014
Yên Minh, Khó Khăn Trong Sản Xuất Vụ Xuân Yên Minh, Khó Khăn Trong Sản Xuất Vụ Xuân

Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết trong thời gian vừa qua như rét đậm, rét hại kéo dài, hạn hán... việc triển khai sản xuất vụ Xuân ở Yên Minh theo đúng khung thời vụ đang gặp rất nhiều khó khăn.

11/03/2014
Cà Mau Thiếu Nguồn Tôm Giống Chân Trắng Chất Lượng Cà Mau Thiếu Nguồn Tôm Giống Chân Trắng Chất Lượng

Với lợi thế thời gian nuôi ngắn và sản lượng cao, cùng với giá cả liên tục tăng cao, tôm chân trắng đã được nông dân chọn làm đối tượng nuôi công nghiệp. Trong khi đó, tỉnh Cà Mau chưa sản xuất được con giống thẻ chân trắng. Ngành chức năng chưa ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật để áp dụng kiểm tra chất lượng giống tôm chân trắng. Vì thế, người nuôi tôm có nguy cơ thiếu nguồn tôm giống chất lượng.

11/03/2014
Chí Công (Bình Thuận) Vào Mùa Khai Thác Sò Chí Công (Bình Thuận) Vào Mùa Khai Thác Sò

Tại các bến bãi của xã, một không khí nhộn nhịp và đông đúc chưa từng thấy. Những con đường dẫn vào bãi sò tắc nghẽn liên tục vì lượng sò ngư dân vận chuyển quá lớn. Trên bãi sò, hàng trăm lao động tất bật chen nhau vận chuyển, phân loại, cạy tách vỏ sò. Các bãi sò ở Chí Công liên tiếp, nối liền nhau như một đại công trường khai thác hải sản.

11/03/2014