Không Buôn Bán, Tiêu Thụ Bất Hợp Pháp Động Vật, Thực Vật Hoang Dã

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị số 14 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về việc quản lý, buôn bán, tiêu thụ… động vật, thực vật hoang dã; nội dung Chỉ thị số 14-CT/TU của Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động nhằm tạo dư luận xã hội, các tầng lớp nhân dân thống nhất trong nhận thức, hành động, bảo đảm thực hiện đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; đồng thời lên án các hành vi vi phạm về buôn bán, tiêu thụ… bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; khuyến khích tiêu dùng những sản phẩm thay thế các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định các vụ khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng gần 1 tháng qua, bà con trồng màu ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự rất phấn khởi khi giá hành lá và củ cải trắng liên tục tăng cao. Hiện tại, hành lá bán tại ruộng giá trung bình từ 15 - 18 nghìn đồng/kg, củ cải trắng giá từ 5 - 6 nghìn đồng/kg, tăng gấp 3 - 4 lần so với thời điểm đầu năm 2014.

Sau khi Quyết định 1652/QĐ-UBND của UBND tỉnh được ban hành ngày 21.5.2010, đề án “Xây dựng vùng nuôi thủy sản tập trung an toàn dịch bệnh và vệ sinh thực phẩm” được triển khai tại các địa phương Núi Thành, Duy Xuyên, Thăng Bình, TP.Hội An.

Ở những vùng nuôi tôm của Ninh Thuận vì lợi nhuận trước mắt người dân vẫn nuôi tôm trái vụ bất chấp lịch ngưng vụ của ngành chức năng.

Tại hội nghị, những nông dân tham gia thực hiện mô hình cho biết, thời gian sinh trưởng của giống OM 8017 khoảng 90 - 95 ngày, ruộng lúa đẻ nhánh khỏe - tập trung, trổ gọn, không đổ ngã và rất ít bị sâu bệnh gây hại. Đặc biệt, đây là giống lúa phù hợp với nhiều chân đất và chế độ thâm canh khác nhau.

Vụ mùa năm nay huyện Bạch Thông gieo cấy được 1.600ha lúa. Thời điểm này cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ và làm đòng. Đây là thời kỳ rất mẫn cảm với sâu bệnh hại vì vậy huyện Bạch Thông đang chỉ đạo phòng chuyên môn, các xã thị trấn tập trung các biện pháp phòng trừ kịp thời.