Đồng Tháp Tổ Chức Lại Ngành Hàng Cá Tra Theo Nghị Định 36

Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức triển khai Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (có hiệu lực từ ngày 20/6/2014) đến tất cả doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng cá tra trên địa bàn tỉnh.
Đồng Tháp xác định sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế của tỉnh nên việc triển khai thực hiện "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp" và tổ chức lại ngành hàng cá tra theo Nghị định 36 là phù hợp.
Ủy ban Nhân dân chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Sở Công Thương tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh; tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với quy định về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra; tăng cường quảng bá, tiềm kiếm thị trường... nhằm tạo giá trị gia tăng cho ngành hàng cá tra trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Sở phải hướng dẫn nông dân sản xuất cá tra nguyên liệu theo quy trình, truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm để cải thiện các chuỗi giá trị ngành hàng cá tra.
Sản xuất ngành hàng cá tra đang là thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp, một trong năm ngành hàng chủ lực được chọn triển khai thực hiện theo Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp."
Hiện tại, toàn tỉnh có gần 2.000ha diện tích nuôi cá tra ổn định theo quy hoạch, với sản lượng đạt khoảng 400.000 tấn/năm.
Phần lớn diện tích nuôi cá tra của tỉnh được tập trung ở các vùng nuôi khép kín (nuôi-chế biến) của 36 doanh nghiệp trong nhóm ngành hàng, chiếm tỷ lệ gần 65% tổng diện tích nuôi.
Các doanh nghiệp có diện tích nuôi khép kín lớn như Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty cổ phần Docifish...
Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất-tiêu thụ cá tra từng bước được củng cố, xác lập và có bước phát triển mới, các hộ nuôi riêng lẻ cũng đã thực hiện liên kết với các nhà máy chế biến thức ăn hoặc đại lý cung cấp thức ăn thủy sản, với tỷ lệ đạt gần 88%. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng cá tra tổ chức lại sản xuất, thực hiện theo Nghị định 36 trong thời gian tới.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn băn khoăn đối với quy định là doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng với Hiệp hội cá tra để đảm bảo điều kiện xuất khẩu, nhưng hợp đồng kinh doanh của doanh nghiệp phải được bảo mật nên điều khoản này sẽ khó khả thi.
Mặc khác, doanh nghiệp cũng lo ngại khi áp dụng thu phí thẩm định kinh doanh thương mại cá tra sẽ tạo ra gánh nặng đối với doanh nghiệp và đề nghị lùi thời gian áp dụng Nghị định để hoàn chỉnh các nội dung theo yêu cầu.
Có thể bạn quan tâm

Nhà vườn trồng cây ăn trái ở Hậu Giang tố cáo họ bị một số Cty chuyên sản xuất và kinh doanh phân bón vi sinh lừa bán hàng kém chất lượng.

Là sự kiện XTTM quan trọng của Bộ NN-PTNT trong năm 2014, Hội chợ nhằm tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu, sản phẩm nông lâm thủy sản của các tỉnh vùng Đông Bắc, trình diễn nhằm phổ biến những tiến bộ KHKT mới trong SX nông nghiệp.

Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, cả nước hiện có 560.000ha trồng sắn các loại, tổng sản lượng đạt gần 9,4 triệu tấn sắn tươi, với hơn 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn đạt tiêu chuẩn, đứng thứ hai thế giới về XK sắn và sản phẩm từ sắn, chỉ sau Thái Lan. Tuy nhiên, thị trường XK sắn đang có nhiều biến động giảm.

Sở NN-PTNT Bến Tre cho biết, từ nay đến cuối năm 2016 Sở làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung tại 3 xã: Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị và Thạnh Phước (huyện Bình Đại) để phục vụ cho khoảng 1.500 ha đất nuôi trồng thủy sản.

Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, đến hết mùa vụ năm 2014, sản lượng vải thiều tại hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương ước đạt gần 200 nghìn tấn quả tươi. Cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác, Trung Quốc là thị trường NK vải thiều truyền thống lớn nhất của Việt Nam.