Khóm Tắc Cậu Hút Hàng

Từ trước Tết Nguyên đán cho đến nay, khóm Tắc Cậu (dứa Queen) tại huyện Châu Thành, Kiên Giang tiêu thụ rất mạnh, giá tăng cao, từ 100 – 120 ngàn đồng/chục đối với khóm loại I.
Anh Hai Quang (Quách Quang), ở ấp An Thanh, xã Bình An, Châu Thành, có 2 ha khóm đang cho thu hoạch phấn khởi cho biết, hiện nay nông dân trồng khóm ai cũng biết cách xử lý cho ra trái rải vụ nên gần như có khóm thu hoạch quanh năm.
Mỗi ha trồng được 10.000 gốc khóm, cứ cách 2 tháng xử lý khí đá khoảng 2.000 gốc, sẽ cho thu hoạch 1.500-1.700 trái. Nhờ có đường hành lang ven biển phía Nam đi qua vùng trồng khóm nên người dân mang ra hai bên đường dẫn lên cầu Cái Lớn, Cái Bé để bán, giúp việc tiêu thụ thuận lợi hơn. Nhất là dịp tết vừa rồi, khách đi du xuân thấy khóm đẹp, ăn ngon nên dừng lại mua khá nhiều, dẫn đến hút hàng.
Ông Lê Quốc Việt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành cho biết, vùng nguyện liệu khóm Tắc Cậu hiện còn khoảng 1.500 ha. Huyện đã thành lập Tổ hợp tác trồng khóm và xây dựng nhãn hiệu tập thể cho khóm Tắc Cậu nên việc tiêu thụ khóm thời gian qua khá tốt, nông dân có thu nhập ổn định.
Có thể bạn quan tâm

9 tháng, gạo Việt xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh do nước này đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới.

Theo phân tích của giới chuyên môn, mất 42 - 70 ngày để xuất chuồng 1 con gà nhưng người chăn nuôi ở Việt Nam chỉ lãi được khoảng 2.000 đồng.

Chưa bao giờ người tiêu dùng Việt lại dễ dàng lựa chọn những loại thực phẩm, nông sản có nguồn gốc từ nước ngoài cho bữa ăn gia đình mình như hiện nay.

Do sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có chất lượng không cao, không có thương hiệu, nên thị trường xuất khẩu khá hạn chế, không ổn định, buộc phải phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ tính nhưng rất bấp bênh là Trung Quốc.

Vực dậy ngành muối không chỉ là chuyện đáp ứng nhu cầu sản xuất của các ngành công nghiệp mà còn góp phần kiềm chế nhập siêu.