Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khơi thông dòng chảy cho nông nghiệp, nông thôn

Khơi thông dòng chảy cho nông nghiệp, nông thôn
Ngày đăng: 23/06/2015

Qua việc áp dụng chính sách cho vay nông nghiệp nông thôn, một số quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP đã không còn phù hợp với tình hình thực tế, do đó những điểm mới theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng này mới được Chính phủ ban hành sẽ là bước đột phá đối với doanh nghiệp và nông dân.

Theo nghị định mới, có 7 lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT) gồm cho vay các nhu cầu phục vụ đời sống của cư dân trên địa bàn nông thôn; cho vay theo các chương trình kinh tế liên quan đến lĩnh vực NNNT của Chính phủ; cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ; cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn; cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp; cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn; cho vay phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Trước đây, trong khi thực hiện Nghị định 41, nhiều nông dân thực thụ nhưng chỉ vì hộ khẩu không nằm ở khu vực nông thôn nên không được tiếp cận vốn vay. Điểm mới trong Nghị định 55 quy định người được vay vốn phục vụ phát triển NNNT bao gồm cả các cá nhân, hộ gia đình có tham gia sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn, mà Nghị định cũ đã loại trừ.

Ngoài việc bổ sung đối tượng vay vốn, mức cho vay không cần tài sản đảm bảo cũng được nâng lên cho phù hợp với quy mô và chi phí sản xuất nông nghiệp hiện nay. Mức cho vay không có tài sản đảm bảo được nâng lên gấp 1,5 đến 2 lần so với trước. Một điểm mới nữa là nghị định có quy định riêng về chính sách tín dụng khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cũng đơn giản hóa thủ tục, chi phí cho khách hàng vay; khuyến khích khách hàng tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp…

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và lợi thế so với các địa phương khác trong khu vực, Gia Lai có tiềm năng phát triển nhanh và bền vững các loại cây công nghiệp. Thực tế, qua quá trình thực hiện tín dụng NNNT thời gian qua, với các cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế vay vốn đầu tư vào lĩnh vực NNNT, đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, trong đó tập trung chủ yếu phát triển cây công nghiệp chủ lực của địa phương như trồng, chăm sóc, chế biến cà phê, cao su, hồ tiêu... Nhờ đó, nông dân cũng như doanh nghiệp đã đầu tư phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Các mô hình sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi được hình thành.

Đầu tư tín dụng NNNT đã phát huy tích cực vai trò tự chủ của kinh tế hộ, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác. Vốn ngân hàng còn tham gia đầu tư cho việc mua sắm máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất, vận chuyển hàng hóa, phát triển hạ tầng, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Nếu như cuối năm 2010 dư nợ tín dụng khu vực NNNT chỉ đạt 7.221 tỷ đồng (chiếm 32,2% tổng dư nợ) thì đến nay con số này đã gần 20.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 47% tổng dư nợ). Quy mô tín dụng tăng gấp 2,6 lần, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 27,2%. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ quay vòng vốn nhanh chứng tỏ vốn ngân hàng được nông dân và doanh nghiệp vùng nông thôn sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống thấp.

Hiện nay, tất cả các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn đều tham gia cho vay NNNT. Phát huy kết quả đạt được, khi thực hiện Nghị định mới này, cơ chế mở hơn sẽ tạo cú hích cho các tổ chức tín dụng đẩy mạnh đầu tư vốn phát triển lĩnh vực NNNT trên địa bàn; qua đó góp phần gia tăng sức cạnh tranh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tỉnh nhà.


Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ khô hạn Nguy cơ khô hạn

Nắng nóng kéo dài, lượng mưa quá ít khiến nhiều hồ chứa đang thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng. Nguy cơ khô hạn hoành hành trên diện rộng trong vụ sản xuất đông xuân sắp tới và cả vụ hè thu 2016 đang dần hiện rõ…

26/11/2015
Nông dân xả hàng, xuất khẩu càphê của Việt Nam có thể tăng kỷ lục Nông dân xả hàng, xuất khẩu càphê của Việt Nam có thể tăng kỷ lục

Tình trạng rớt giá của càphê robusta (càphê vối) đã khiến nông dân Việt Nam giảm mạnh lượng càphê bán ra thị trường trong niên vụ 2014-2015.

26/11/2015
Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đồng loạt giảm trong tháng 11 Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đồng loạt giảm trong tháng 11

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 11 của cả nước ước đạt 2,57 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu toàn ngành trong 11 tháng đạt 27,41 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2014.

26/11/2015
Bảo hiểm nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ thí điểm

Việc Việt Nam áp dụng ngay hình thức bảo hiểm tổng hợp mọi loại rủi ro (MPCI) cho một loạt hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản trên nhiều địa bàn khác nhau là một bước khởi đầu quá tham vọng so với năng lực và kinh nghiệm của toàn bộ hệ thống.

26/11/2015
Gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội và thách thức Gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN - Cơ hội và thách thức

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Malaysia, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN ngày 22/11 đã ký Tuyên bố Kuala Lumpur chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN (AEC) từ ngày 31/12/2015.

26/11/2015