Khôi phục, lai tạo nhiều giống lúa chịu phèn, chịu mặn

PGS.TS Hà Thanh Toàn, hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, cho biết Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.
Đó là một trong những nội dung thảo luận tại hội thảo “Giải pháp ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao để tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu” do UBND tỉnh Đồng Tháp và Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao vừa tổ chức.
Theo ông Toàn, thời gian qua Trường ĐH Cần Thơ đã cải tạo thành công giống lúa một bụi đỏ tại huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu), nâng cao khả nặng chịu mặn của giống lúa này từ 6% lên 8%, lai tạo giống lúa CTUS1-4 có khả năng chịu mặn đầu vụ là 10%, chịu phèn, chịu mặn giỏi tại các tỉnh Long An, Cà Mau, Bạc Liêu...
“Hiện nay chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu các giống lúa chịu phèn, chịu mặn, đang chờ ký hợp đồng với các địa phương để được triển khai” - ông Toàn cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Cá rô phi có nhiều ưu điểm: nguồn cung lớn, hương vị nhẹ, dễ chế biến, dễ cấp đông, rã đông, giá phải chăng. Đồng thời, nếu xét góc độ sản xuất, cá rô phi được nuôi bền vững, sử dụng ít thức ăn là cá biển, tăng trưởng nhanh và khỏe mạnh. Có lẽ chính những đặc điểm này đã mang lại thành công cho cá rô phi trên thị trường Mỹ

Trong tiến trình phát triển nghề nuôi thuỷ sản, tỉnh Cà Mau đã quy hoạch 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung (NTCNTT). Tuy nhiên, sau một thời gian quy hoạch được thông qua, hiện nay hai vùng NTCNTT vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Việc triển khai quy hoạch như mục tiêu ban đầu đang gặp phải nhiều khó khăn cần tháo gỡ.

Cách chăm sóc thanh long đơn giản và không tốn nhiều công như cây nhãn hay các loại cây ăn quả khác. Một người giỏi giang có thể canh tác 5 - 7 công, với sản lượng trung bình 3 tấn/công.

Để phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi con đặc sản, năm 2012 Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đan Phượng triển khai mô hình nuôi chim trĩ đỏ khoang cổ trên địa bàn huyện.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, từ cuối tháng 9/2012, Nhật Bản áp dụng lại việc kiểm soát dư lượng Ethoxyquin (chất bảo quản thức ăn thuỷ sản) và Trifluralin đối với 100% lô tôm Việt Nam nhập khẩu.