Khởi nghiệp chăn nuôi chỉ với 500.000 đồng

Anh Giàng A Sinh chăm sóc đàn dê của gia đình.
Anh kể: “Dân bản trước đây đều chịu cảnh thiếu đói những ngày giáp hạt. Năm 1991, tôi lấy vợ và ra ở riêng.
Khi ấy Ngân hàng Phục vụ người nghèo (nay là Ngân hàng CSXH) cho tôi vay 500.000 đồng, tôi mua mấy con lợn con về nuôi. Nhờ chăm sóc tốt lại phòng dịch bệnh đầy đủ nên lợn lớn nhanh, chẳng ốm đau gì. Chỉ một lứa lợn đầu tiên tôi đã có tiền hoàn trả vốn vay cho ngân hàng…”.
Nghề chăn nuôi được anh Sinh chọn làm mũi nhọn xóa nghèo cho gia đình. Anh khai hoang đất sản xuất và xây dựng chuồng trại; đào ao thả cá; nhân nuôi mấy cặp dê giống, từng bước hình thành quy mô trang trại nhỏ. Biết cách làm ăn lại chịu khó áp dụng kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi nên anh Sinh thu được lợi nhuận cao. Bà con tín nhiệm, bầu anh làm tổ trưởng tổ vay vốn – tiết kiệm của Hội ND xã.
Anh Sinh tâm sự: “Mỗi năm, doanh thu từ trồng trọt, chăn nuôi của gia đình tôi cũng được đôi ba trăm triệu đồng…”. Tuy chưa vào dạng giàu có với tiền tỷ, nhưng anh Sinh lại là người có tấm lòng nhân hậu. Ngay từ khi cuộc sống còn khó khăn, học được kinh nghiệm làm ăn gì hay, có hiệu quả anh đều hướng dẫn nhiều hộ trong bản cùng làm.
Nhà nào khó khăn, thiếu vốn, thiếu giống anh sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ.
Nói về sự sẻ chia với người nghèo của anh Sinh, anh Hàng A Páo, dân bản Háng Là khoe: “Nhà tôi và nhà anh Hạng A Dơ thuộc diện quá nghèo, anh Sinh đã cho mỗi nhà một con trâu để nuôi lấy sức cày kéo”. Trưởng bản Thèn Pả - Giàng A Dua thì gật gù: “Người Mông tự hào vì có thêm một người tốt, giỏi như Giàng A Sinh.
Cả chục hộ ở đây được ông ấy cho không giống dê, gà, lợn, cá… để làm kinh tế. Vừa rồi, ông ấy còn bỏ tiền ra làm đường bê tông vào bản. Sống trong một bản thì phải cùng nắm tay nhau vượt khó mới là người tốt…”.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho hay năm ngoái Việt Nam đã nhập 66.951 con bò Úc, đầu năm hiệp hội ước tính cả năm 2014 sẽ nhập khoảng 120.000 con, nhưng theo tình hình hiện nay thì số bò Úc sẽ nhập khẩu năm nay sẽ lên tới 150.000 con.

Thời gian gần đây, tại hệ thống các siêu thị lớn như Big C, Ocean Mark, Lotte Mark, thậm chí là sạp hàng, chợ truyền thống tại Hà Nội xuất hiện khá nhiều mặt hàng trái cây cao cấp từ các nước Mỹ, Úc, New Zealand với giá bán rẻ hơn cả hoa quả Trung Quốc khiến người tiêu dùng không khỏi nghi ngờ.

Từ tháng thứ tư trở đi, người nuôi mới thả một lượng rất nhỏ thức ăn tươi để tôm nhanh cứng cáp, sau đó bổ sung thêm thức ăn công nghiệp; đặc biệt trong quá trình cho tôm ăn thức ăn tươi, người nuôi không bỏ thức ăn xuống lồng như cách nuôi truyền thống, mà cho vào túi lưới, bố trí đều trong các ô.

Theo ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nghề nước mắm truyền thống Phú Quốc sau hơn một năm rơi vào tình cảnh lao đao khiến nhiều nhà thùng “treo thùng” thì nay đã hoạt động sản xuất ổn định trở lại và tiếp tục phát triển.

Những năm gần đây, một số nông dân ở huyện Thoại Sơn (An Giang) đã triển khai thành công mô hình nuôi chim bồ câu theo hướng công nghiệp. Trong đó có nông dân Lê Minh Vân ngụ ấp Hòa Thới – Định Thành.