Khơi dậy cảm hứng sáng tạo của nhà nông

Hội thi Sáng tạo nhà nông năm 2014 có 9 giải pháp đạt giải, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho tác giả Nguyễn Ngọc Thanh (huyện Hoài Nhơn) với giải pháp “Máy ép bún số 8 điều khiển hoạt động bằng mắt quang học”.
Máy ép bún của anh thợ làng
Vốn là một thợ cơ khí lành nghề, anh Nguyễn Ngọc Thanh (thôn Cửu Lợi Tây, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn) đã mày mò, sáng chế thành công chiếc máy ép bún số 8 điều khiển tự động bằng mắt quang học.
Hiện tại, đã có khoảng 40 chiếc máy này được bán cho người dân làm bún khắp vùng.
Anh Nguyễn Ngọc Thanh bên chiếc máy ép bún tự động số 8 đoạt giải Nhất hội thi Sáng tạo nhà nông tỉnh Bình Định năm 2014.
Theo anh Thanh, máy ép bún số 8 giúp giảm nhân công và năng suất cải thiện đáng kể.
“Sau khi khởi động máy, người thợ chỉ cần đưa vỉ vào và mang bún ra phơi nhanh chóng.
Khi không có vỉ phơi tác động, bộ phận cảm biến bằng mắt quang học sẽ tự động nhận biết và điều khiển máy ngừng ép, nhưng động cơ vẫn hoạt động và chờ đến lượt vỉ phơi khác đưa vào mà không cần ngắt công tắc như trước” - anh Thanh tiết lộ.
Những sáng chế của nhiều ND khác cũng được công bố và tôn vinh từ hội thi Sáng tạo nhà nông do Hội ND tỉnh Bình Định tổ chức.
Chẳng hạn như “Máy thái rau, chế biến thức ăn cho chăn nuôi” của anh Nguyễn Văn Tiền, thôn Thượng Giang 1, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn.
Anh Tiền thấy việc xử lý thức ăn cho vật nuôi tốn khá nhiều thời gian và công sức nên anh đã bỏ công sức ngày đêm làm ra chiếc máy.
Chiếc máy đã được nhiều chủ trang trại chăn nuôi trong vùng hoan nghênh và sử dụng.
Ngoài ra còn chiếc máy trỉa đậu phộng (lạc) đa năng của ND Huỳnh Tiển (thôn Tân Thanh, xã Cát Hải, Phù Cát).
Chiếc máy này đã giúp ND xuống giống đậu phộng vừa nhanh vừa đảm bảo mật độ kỹ thuật, tiết kiệm hạt giống.
Động viên, thúc đẩy cảm hứng sáng tạo
"Hội ND tỉnh luôn khuyến khích hội viên, ND phát huy sáng tạo trong lao động sản xuất; tổ chức nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật và sáng chế của ND vào sản xuất nông nghiệp, đời sống nông thôn”. Bà Lê Thị Kim Mai - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Định
Theo ông Trịnh Minh Vương - Trưởng ban Kinh tế - Xã hội Hội ND tỉnh Bình Định, hội thi sáng tạo ND được tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 2011.
Sau 4 năm triển khai đã có hàng trăm sáng tạo của ND được công bố, phổ biến.
Nhiều sáng chế hữu ích trên những lĩnh vực khác nhau, như trồng trọt, chăn nuôi, cơ khí, ngành nghề nông thôn...
Trao đổi với NTNN, nhiều nhà nông sáng tạo cho rằng, động lực ban đầu để họ sáng chế không phải nhắm đến giải thưởng, mà đơn giản là xuất phát từ sự thôi thúc của thực tiễn sản xuất nông nghiệp, đời sống ở nông thôn.
“Thấy bản thân, gia đình hoặc bà con lối xóm tốn quá nhiều công sức, thời gian để làm ra một sản phẩm nào đó thì tôi tìm cách cải tiến, sáng chế ra thiết bị để giảm thời gian, công sức, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, từ đó thu nhập của ND cũng tăng lên.
Giải thưởng mang ý nghĩa động viên, khích lệ với người sáng chế và cổ vũ đối với những người đang nung nấu ý định sáng chế, sáng tạo khác…” - anh Nguyễn Văn Tiền bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Điện Biên (Điện Biên) có tổng 1.195ha mặt nước nuôi thủy sản, trong đó có nhiều hồ lớn như: Pá Khoang (Mường Phăng); Hồng Khếnh (Thanh Hưng); Hồng Sạt (Sam Mứn); Pe Luông (Thanh Luông)... Những năm gần đây, huyện đã chỉ đạo các xã, HTX trên địa bàn phát triển thủy sản theo hướng hàng hóa, tăng giá trị kinh tế.

Hậu Giang có nhiều nông sản có thế mạnh cạnh tranh, tuy nhiên, hiện nay kỹ thuật sản xuất của người dân còn yếu. Từ đó, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học tiên tiến chưa nhiều, đúng quy trình nên sản phẩm làm ra chưa đồng đều về chất lượng, năng suất chưa cao. Việc giúp nông dân tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến là một vấn đề cần thiết.

Cơ sở để VASEP đưa ra dự báo trên là căn cứ vào tình hình xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm nay đã đạt 2,86 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm tăng ở tất cả các thị trường, còn xuất khẩu cá tra, bạch tuộc đã có dấu hiệu phục hồi.

Từ 8 con hươu vào năm 2004, đến nay, anh Trần Văn Phước ở Thị trấn Tân Phú - Đồng Phú - tỉnh Bình Phước đã gây dựng được đàn hươu, nai hơn 70 con. Đây là nông hộ nuôi hươu, nai lớn nhất tỉnh, thu hút sự quan tâm của nhiều bà con trong vùng đến tham quan và học tập.

Xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng) có trên 545ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích cây trồng vụ đông có trên 106ha. Trong những năm qua, Hội Nông dân xã đã vận động hội viên nông dân mạnh dạn chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây vụ đông, tập trung vào các loại cây rau màu có giá trị thu nhập cao như bí xanh, bí đỏ, cà chua, rau màu các loại…, riêng giá trị sản xuất cây vụ đông đạt 150-200 triệu đồng/ha/năm.