Chuyển Hóa Dầu Ăn Thải Thành Nhiên Liệu Sinh Học

Các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học- Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành công phương pháp chuyển hóa dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học bằng phản ứng cracking xúc tác.
Kết quả từ nghiên cứu này không chỉ đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, giảm thiểu những tác động không tốt của dầu ăn tới sức khỏe con người và môi trường mà còn giúp giải quyết một phần vấn đề năng lượng sinh học trong tương lai.
Dầu ăn thải trước khi sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa thành nhiên liệu sinh học được xử lý loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn và thu hồi khoảng 56% bằng phương pháp hấp thụ. Sau khi thực hiện phản ứng cracking xúc tác đối với lượng dầu ăn này sẽ cho ra một số sản phẩm bao gồm khí khô, xăng, diesel và một số sản phẩm năng lượng khác.
Trên thế giới, nhiên liệu sinh học có thể được điều chế từ dầu thực vật bằng nhiều phương pháp khác nhau như nhiệt phân, khí hóa nhưng phương pháp cracking xúc tác cho ưu thế rõ rệt về độ chuyển hóa nguyên liệu dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học đạt tỷ lệ 83% so với phương pháp nhiệt phân là 30%. Hơn thế nữa, tỷ lệ xăng thu được theo phương pháp này cũng cao hơn nhiều so với phương pháp nhiệt phân (38,18% so với 23,52%).
Viện Hóa học đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển các kết quả thu được góp phần tìm ra những hướng đi mới cho ngành chế tạo nhiên liệu sinh học Việt Nam, sớm đưa nhiên liệu sinh học áp dụng rộng rãi trong thực tế./.
Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng tự hào là vùng nuôi tôm công nghiệp đứng đầu cả nước, sản lượng tôm nuôi và chế biến xuất khẩu chiếm tương đương 20% giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã không ngừng đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình nuôi tiên tiến hơn, năng suất, chất lượng cao hơn.

Sau Tết Nguyên đán, người nuôi trồng thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội lại bắt tay vào mùa thu hoạch. Khác với sự rớt giá của các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, năm nay, người nuôi thủy sản có niềm vui riêng vì các loại sản phẩm đều được mùa, được giá.

Những ngày đầu tháng Giêng, đi dọc biển thuộc địa phận các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), chúng tôi được chứng kiến cảnh làng tôm giống vào mùa. Ống khói lò đun nước thi nhau nhả khói, Tiếng máy bơm, tiếng quạt thông gió… tạo nên một không khí khẩn trương của làng nghề trong những ngày đầu năm mới.

Bài toán cá tra không chỉ đơn giản là kiểm soát diện tích, sản lượng nuôi mà song song với đó là xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm phi lê cá tra xuất khẩu.

Đến nay, Bạc Liêu có hơn 1.300 phương tiện khai thác thủy sản, với tổng sản lượng khai thác gần 100.000 tấn/năm và giải quyết việc làm cho hơn 6.950 lao động.