Khởi Công Dự Án Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Nuôi Trồng Thủy Sản

UBND huyện Long Mỹ (Hậu Giang) vừa tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1 tại ấp 9, xã Thuận Hưng. Ông Nguyễn Thành Nhơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang đến dự và thực hiện nghi thức động thổ dự án.
Thời gian triển khai thi công giai đoạn 1 của dự án trong vòng 490 ngày gồm các hạng mục đường giao thông kênh Lộ Quang xã Thuận Hưng và đường giao thông xã Long Trị từ trạm y tế đến cuối kênh Lái Hiếu. Tổng chiều dài 2 tuyến giao thông có kết cấu bê tông xi măng dày 16cm, mặt rộng 3,5m, chưa kể phần lề mỗi bên 0,5m là trên 12km, chi phí xây dựng gần 28 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Đây là dự án nhằm mục tiêu nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng thủy sản, giao thông phục vụ sản xuất và nuôi trồng thủy sản, cải thiện môi trường sinh thái trong vùng dự án, góp phần phục vụ công tác ngăn lũ, phòng chống lụt bão hàng năm trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Hiện công ty này đang phân phối nhãn từ Thái Lan cho các hệ thống bán lẻ tại Anh và mong muốn đưa trái nhãn VN vào thị trường này. Tuy nhiên, để xuất khẩu vào Anh nói riêng và châu Âu nói chung thì nhà vườn cần làm theo tiêu chuẩn Global GAP.

An Giang vừa quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao, kèm theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và chế biến các loại dược liệu tại vùng Thất Sơn.

Như vậy, nếu ước tính hiệu suất sử dụng các loại phân bón trung bình khoảng 45-50%, có nghĩa lượng phân bón bị thất thoát ra môi trường hoặc bị cố định trong đất, cây trồng không sử dụng được chiếm 50-55% (tương đương trên 5 triệu tấn) thì mỗi năm ngành nông nghiệp đã lãng phí khoảng 40-44 nghìn tỷ đồng.

Niên vụ cà phê 2013 – 2014, tỉnh Đắk Lắk đã thu được những thành công nhất định, khi cả năng suất, sản lượng cà phê đều tăng cao, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng nhẹ sau 4 năm liên tục sụt giảm. Diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã vượt mốc 203.500 ha, năng suất bình quân mỗi ha xấp xỉ 2,5 tấn, tổng sản lượng cà phê nhân xô trên 460.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với niên vụ trước.

Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho các giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Theo đó, những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý tại thị trấn Cao Phong và các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong và Thu Phong sẽ có sản phẩm cam mang tên gọi chung.