Khoai tây, hành Đà Lạt tăng giá từng ngày

Trước đó không lâu, giá hai nông sản này ở Đà Lạt được ghi nhận là rẻ nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Người trồng hành thu hoạch vào các tháng 4 và 5 đã bị lỗ nặng vì giá hành tây loại một rớt xuống chỉ còn 2.000 đồng một kg. Mặt hàng khoai tây cũng chịu cảnh tương tự, thời điểm rộ thu hoạch sau Tết, nhà vườn Đà Lạt bán ra chỉ 5.000-7.000 đồng mỗi kg. Để giảm lỗ, nhiều hộ đã đưa 2 loại nông sản này vào kho cất trữ chờ giá lên, nhưng tới nửa cuối tháng 6, thời điểm những mặt hàng này không thể lưu kho được nữa do hư thối, mọc mầm thì giá vẫn bất động.
Bước qua tháng 7, khi các kho đã tháo hết hàng thì giá khoai và hành tây lại tăng từng ngày, trong khi lượng hàng còn lại không đáng kể.
Giới kinh doanh nông sản Đà Lạt cho biết, do giá hành tây, khoai tây năm nay quá rẻ trong suốt thời gian dài nên thương buôn không mặn mà nhập hàng Trung Quốc. Khi có nguồn hàng thay thế, giá 2 loại nông sản này chắc chắn sẽ hạ nhiệt.
Khoai tây là loại cây không thích hợp với mùa mưa nên diện tích canh tác trái vụ chỉ bằng 15-20% so với chính vụ. Riêng hành tây, nhà vườn Đà Lạt đang chuẩn bị thu hoạch hành F2, được nhà vườn trồng lại từ những củ nhỏ chính vụ. Củ hành tây F2 không đẹp và thường phải bán ngay do thu hoạch giữa mùa mưa.
Có thể bạn quan tâm

Trong vài năm trở lại đây, ngành chăn nuôi của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gặp không ít khó khăn như dịch bệnh, giá rớt, đầu ra chưa ổn định. Hậu quả là người chăn nuôi lỗ nặng, không đủ vốn để tái đàn khi giá sản phẩm lên cao...

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, mô hình tôm sinh thái đang mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng rừng ngập mặn. Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả của huyện Ngọc Hiển (Cà Mau). Hiện nay, huyện đã có trên 5.270ha được công nhận tôm sinh thái, còn lại khoảng 5.000ha đang đề nghị công nhận trong thời gian tới.

Xuất khẩu phục hồi, giá cá tra nguyên liệu tăng trở lại trong hơn một tháng qua, nhưng người nuôi cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn rất dè chừng, không dám đầu tư khôi phục sản xuất.

Đến nay, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP được 4.200 ha, trong đó xã Hàm Minh 861 ha, xã Hàm Thạnh 612 ha, xã Hàm Mỹ 539 ha, thị trấn Thuận Nam 494 ha, xã Mương Mán 441 ha, xã Hàm Cường 396 ha.

Cuối tháng Tư, từ thành phố Yên Bái bầu trời nặng nước từ sau tết khiến cả vùng đầy ẩm ướt và nồm nhưng vượt qua đèo Ách, nắng bừng lên làm lòng người rộn rã. Ơ kìa! Hoa nhãn đã nở rộ dọc quốc lộ 32, ong lấy mật mùa này đủ mật ngọt…