Khoai tây Đà Lạt khan hiếm, hàng Trung Quốc tràn về thế chỗ

Cách đây vài tháng, các hộ nông dân tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như các vùng ven như xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành và huyện Đơn Dương phải tranh thủ đào khoai tây bán cho thương lái với giá chỉ 5.000-7.000 đồng/kg. Có người phải năn nỉ thương lái đến thu mua.
Một số hộ đánh liều trữ khoai lại không bán nên đến nay đã gỡ gạc được phần nào nhờ giá tăng trở lại. Chị Hoàng ở phường 12, TP Đà Lạt cho hay nhà chị trữ 3 tấn khoai nhưng đến giờ hao hụt khoảng hơn 2 tấn, vừa nghe giá khoai tăng lên 15.000 đồng/kg chị lập tức xuất bán.
Tại chợ nông sản Đà Lạt, hầu hết các ki ốt bán khoai tây đã chuyển sang kinh doanh các mặt hàng rau củ khác. Các tiểu thương cho biết do khoai tây mùa trước rớt giá nên chẳng còn nông dân nào mặn mà với loại nông sản này nữa.
Đại diện Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt cho biết vì khoai tây Đà Lạt mùa này đang khan hiếm nên tạo điều kiện để khoai tây Trung Quốc tràn về gắn mác khoai tây Đà Lạt đánh lừa người tiêu dùng.
Trong khi nhiều hộ trồng khoai tây ở Lâm Đồng bấp bênh về giá, đồng thời bị khoai tây Trung Quốc lấn lướt thì một số hộ tại huyện Đơn Dương đã dần chuyển sang trồng khoai tây do Công ty Pepsi cung cấp giống và hợp đồng bao tiêu về giá cả lẫn đầu ra.
Đại diện phòng kinh tế huyện Đơn Dương cho hay toàn huyện có trên 410 ha trồng khoai tây, phân bố ở các xã Lạc Lâm, Lạc Viên, Lạc Xuân, thị trấn Thạnh Mỹ, thị trấn D’ran. Vào mùa mưa, diện tích khoai tây giảm xuống còn khoảng 50-60 ha.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mấy ngày qua đã sôi động trở lại. Đây là tín hiệu tốt, sau khi Việt Nam ký được khoảng 1 triệu tấn gạo theo một hợp đồng tập trung và trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines.

Thế thượng phong của tôm, cá tra, cá basa đã làm lu mờ vị thế của con cá biển, nhưng đây lại là một hướng đi đầy tiềm năng.

Mặc dù Bộ Công Thương đã có quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất phân bón, song đến nay ngành phân bón Việt Nam vẫn là một nền sản xuất tự phát.

Cá điêu hồng được Bộ Thủy sản xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao và mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Dù mới bán thí điểm tại chợ Hòa Bình (Q.5, TP.HCM), nhưng nhiều người tiêu dùng từ xa không ngại khó tìm đến đây chỉ để mua thịt heo VietGAP với mong muốn có bữa ăn an toàn.