Khoai tây Đà Lạt khan hiếm, hàng Trung Quốc tràn về thế chỗ

Cách đây vài tháng, các hộ nông dân tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như các vùng ven như xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành và huyện Đơn Dương phải tranh thủ đào khoai tây bán cho thương lái với giá chỉ 5.000-7.000 đồng/kg. Có người phải năn nỉ thương lái đến thu mua.
Một số hộ đánh liều trữ khoai lại không bán nên đến nay đã gỡ gạc được phần nào nhờ giá tăng trở lại. Chị Hoàng ở phường 12, TP Đà Lạt cho hay nhà chị trữ 3 tấn khoai nhưng đến giờ hao hụt khoảng hơn 2 tấn, vừa nghe giá khoai tăng lên 15.000 đồng/kg chị lập tức xuất bán.
Tại chợ nông sản Đà Lạt, hầu hết các ki ốt bán khoai tây đã chuyển sang kinh doanh các mặt hàng rau củ khác. Các tiểu thương cho biết do khoai tây mùa trước rớt giá nên chẳng còn nông dân nào mặn mà với loại nông sản này nữa.
Đại diện Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt cho biết vì khoai tây Đà Lạt mùa này đang khan hiếm nên tạo điều kiện để khoai tây Trung Quốc tràn về gắn mác khoai tây Đà Lạt đánh lừa người tiêu dùng.
Trong khi nhiều hộ trồng khoai tây ở Lâm Đồng bấp bênh về giá, đồng thời bị khoai tây Trung Quốc lấn lướt thì một số hộ tại huyện Đơn Dương đã dần chuyển sang trồng khoai tây do Công ty Pepsi cung cấp giống và hợp đồng bao tiêu về giá cả lẫn đầu ra.
Đại diện phòng kinh tế huyện Đơn Dương cho hay toàn huyện có trên 410 ha trồng khoai tây, phân bố ở các xã Lạc Lâm, Lạc Viên, Lạc Xuân, thị trấn Thạnh Mỹ, thị trấn D’ran. Vào mùa mưa, diện tích khoai tây giảm xuống còn khoảng 50-60 ha.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015). Con giống thực hiện mô hình là giống vịt bầu dòng bố, mẹ thuần chủng loại 10 ngày tuổi, được Trạm Khuyến nông huyện ký hợp đồng chuyển giao từ Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên thuộc Viện chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 122,3 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 85,2 triệu đồng.

Có mặt tại cánh đồng xóm Làng Áng, xã Lâu Thượng (Võ Nhai) vào một buổi sáng mùa đông, mặc dù thời tiết rét đậm kèm sương mù dày đặc nhưng để đảm bảo tiến độ sản xuất vụ xuân, nông dân trong xóm vẫn tích cực ra đồng nạo vét kênh mương, cày ải, làm đất...

Để kịp thời đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của nông dân, ngay từ đầu tháng 1, Chi nhánh Vật tư nông nghiệp huyện đã chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư gồm: Trên 700 tấn phân bón các loại; 5,5 tấn lúa giống, trong đó, lúa lai 3,5 tấn với các giống chủ yếu là: Syn6, Nhị ưu 838, Bio 404… và trên 20 tấn ngô giống, 100% là giống ngô lai.

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).

Thông thường hàng năm, công tác chống hạn diễn ra chủ yếu ở vụ sản xuất hè thu nhưng năm qua do lượng mưa quá thấp nên ngay giữa mùa mưa mà hầu hết các hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều có mức nước thấp hơn trung bình nhiều năm trước. Bởi vậy, ngay từ vụ đông xuân 2014 – 2015, công tác chống hạn được ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện.