Khoai tây Đà Lạt khan hiếm, hàng Trung Quốc tràn về thế chỗ

Cách đây vài tháng, các hộ nông dân tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cũng như các vùng ven như xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành và huyện Đơn Dương phải tranh thủ đào khoai tây bán cho thương lái với giá chỉ 5.000-7.000 đồng/kg. Có người phải năn nỉ thương lái đến thu mua.
Một số hộ đánh liều trữ khoai lại không bán nên đến nay đã gỡ gạc được phần nào nhờ giá tăng trở lại. Chị Hoàng ở phường 12, TP Đà Lạt cho hay nhà chị trữ 3 tấn khoai nhưng đến giờ hao hụt khoảng hơn 2 tấn, vừa nghe giá khoai tăng lên 15.000 đồng/kg chị lập tức xuất bán.
Tại chợ nông sản Đà Lạt, hầu hết các ki ốt bán khoai tây đã chuyển sang kinh doanh các mặt hàng rau củ khác. Các tiểu thương cho biết do khoai tây mùa trước rớt giá nên chẳng còn nông dân nào mặn mà với loại nông sản này nữa.
Đại diện Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt cho biết vì khoai tây Đà Lạt mùa này đang khan hiếm nên tạo điều kiện để khoai tây Trung Quốc tràn về gắn mác khoai tây Đà Lạt đánh lừa người tiêu dùng.
Trong khi nhiều hộ trồng khoai tây ở Lâm Đồng bấp bênh về giá, đồng thời bị khoai tây Trung Quốc lấn lướt thì một số hộ tại huyện Đơn Dương đã dần chuyển sang trồng khoai tây do Công ty Pepsi cung cấp giống và hợp đồng bao tiêu về giá cả lẫn đầu ra.
Đại diện phòng kinh tế huyện Đơn Dương cho hay toàn huyện có trên 410 ha trồng khoai tây, phân bố ở các xã Lạc Lâm, Lạc Viên, Lạc Xuân, thị trấn Thạnh Mỹ, thị trấn D’ran. Vào mùa mưa, diện tích khoai tây giảm xuống còn khoảng 50-60 ha.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết tương đối thuận lợi cho các hoạt động khai thác cá Nam ở Khánh Hòa, các loại thủy sản xuất hiện ngay từ đầu vụ, giá một số loại thủy sản tăng và tương đối ổn định nên đã khuyến khích các hộ ngư dân trong tỉnh đồng loạt ra khơi bám biển.

Những năm gần đây, chăn nuôi trong tỉnh Bắc Ninh có sự phát triển cả về quy mô và phương thức với tổng đàn lợn đạt hơn 404 nghìn con; đàn trâu, bò đạt gần 70 nghìn con; đàn gia cầm, thủy cầm đạt gần 4,5 triệu con mỗi năm.

Những năm gần đây, người nông dân Nghĩa Đàn (Nghệ An) chú trọng trồng cây dưa hấu nhưng giá cả bấp bênh lại sâu bệnh nhiều nên thất thu. Năm 2014 nhiều xã đã định hướng cho người dân chuyển đổi sang cây trồng khác hiệu quả hơn. Ở xã Nghĩa Bình, nhờ nắm bắt được nhu cầu thị trường nên nông dân đã chuyển từ cây dưa sang trồng 20 ha cây bí xanh và bí đỏ cho thu nhập cao...

Sáng 9/5/2014, Trại sản xuất lúa giống xã Định Thành phối hợp Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang và Tập đoàn Yanmar tại Việt Nam, tổ chức hội thảo về cơ giới hóa trong sản xuất lúa tỉnh An Giang và trình diễn máy cấy lúa Yanmar AP25; máy cắt gặt đặp liên hiệp và máy xới đất kết hợp với phun thuốc phân hủy gốc gạ.

Hiện nay, trên địa bàn Quảng Ninh có 15 đơn vị được cấp giấy phép đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, trong đó, nhiều đơn vị đã sản xuất và cung cấp rau an toàn cho thị trường. Để biết rõ hơn về rau an toàn, chúng tôi tới Quảng Yên tìm hiểu quy trình sản xuất rau an toàn nơi đây.