Khoai sáp mất mùa kép

Dịp này năm ngoái, người dân xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) tất bật thu hoạch khoai sáp, khoai chất đầy hai bên đường, xe tải tấp nập ra vào thu mua, các hộ trồng khoai đều có lãi ít nhất 10 triệu đồng/vụ, có hộ thu trăm triệu đồng.
Còn vụ khoai năm nay, dọc hai bên đường là những cánh đồng khoai sáp đến kỳ thu hoạch nhưng bị bỏ chết khô. Bởi, giá khoai sáp xuống quá thấp, vốn đã lỗ nếu thu hoạch thì thua lỗ thêm phần thuê nhân công.
Thấy chúng tôi hỏi giá khoai, chị Phạm Thị Ngọc Tâm (thôn Lập Định, xã Cam Hòa) đột nhiên phấn khởi, vì tưởng là thương lái đến mua, khi biết thì chị buồn bã: "Năm nay nhà tôi trồng 6 sào khoai sáp, 3 sào đã chết khô do thiếu nước tưới, còn lại 3 sào thu hoạch xong bán được 6.000đ/kg, thấp hơn một nửa so với năm ngoái. Tính cả tiền công, phân bón và giống vụ này gia đình tôi lỗ trên 10 triệu đồng".
Trường hợp chị Tâm so với nhiều hộ khác trong xã thuộc diện may mắn vì được thương lái đặt hàng từ trước, chứ nhiều hộ trong thôn đành để khoai chết khô ở ruộng do chẳng ai hỏi mua, mà có thu hoạch thì tiền bán cũng chẳng đủ bù tiền nhân công.
Ruộng khoai bỏ hoang không ai thu hoạch
"Mặc dù những vụ trước lãnh đạo địa phương đã nhiều lần khuyến cáo bà con hạn chế mở rộng diện tích khoai sáp, nhưng bà con không nghe. Họ tự ý chuyển đổi ồ ạt từ trồng lúa sang trồng khoai do thấy lãi cao", ông Ta khẳng định. |
Vừa vác bao khoai, anh Ngô Văn Nga vừa than: “Vụ này nhà tôi đầu tư trồng 5 sào khoai sáp, do hạn hán thiếu nước tưới nên khoai mất mùa, những ruộng không chết thì củ cũng rất nhỏ.
Nửa tháng trước, thương lái hỏi mua chỉ 2.000đ/kg, tôi thu hoạch một ít đem bán thấy không đủ tiền công mình làm thuê việc khác nên đành bỏ. Trong thôn ai cần cứ ra ruộng đào về dùng. Vụ này tính ra nhà tôi thua lỗ hơn 30 triệu đồng tiền đầu tư giống, phân bón, thuốc BVTV…”.
Ông Nguyễn Ta, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cam Lâm cho biết: Xã Cam Hòa hiện có hơn 100 hộ trồng khoai sáp với tổng diện tích khoảng 80 ha, vài năm gần đây đều có lãi. Vụ này người trồng khoai mất mùa kép, chủ yếu do 2 nguyên nhân là thời tiết khô hạn, toàn vùng thiếu nước tưới và thương lái không thu mua.
Thực tế nhiều năm cho thấy, đất đai thổ nhưỡng ở xã Cam Hòa rất hợp khoai sáp. Dù thời tiết khô hạn năng suất vụ này vẫn đạt khoảng 1,5 tấn/sào (các vụ trước đạt 2 tấn/sào trở lên), nếu giá bán vẫn như mọi năm thì người dân không đến nỗi thua lỗ nặng.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích canh tác trên 740ha; trong đó đất 2 lúa có 445ha, đất chuyên màu trên 293ha, Yên Đồng là một trong những xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn của huyện Ý Yên (Nam Định). Triển khai chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất rau an toàn của Hội Nông dân (HND) tỉnh từ năm 2009, HND xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ nông dân chuyển đổi hơn 150ha đất 2 lúa ở các cánh đồng thôn Cốc Dương, An Trung sang trồng rau sạch nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác.

UBND huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) liên kết với Trường Đại học Cần Thơ vừa tổ chức hội thảo đề tài xây dựng quy trình sản xuất ớt theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự hội thảo có đại diện Trung tâm chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản vùng 6; Trường Đại học Cần Thơ cùng một số nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và gần 100 nông dân ở 5 xã cù lao và xã Bình Thành, huyện Thanh Bình.

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ thuốc, hướng dẫn nông dân phòng trị bệnh chổi rồng trên cây nhãn. Thế nhưng, kết quả mang lại chưa như mong muốn. Dịch bệnh cứ tái đi, tái lại làm cho nhà vườn bất an, thậm chí có nơi đã nản lòng và quyết định đốn bỏ đến gần 50% diện tích.

Tại các nhà vườn TX.Long Khánh, Xuân Lộc và Thống Nhất (Đồng Nai), giá chôm chôm hiện đã giảm từ 2-6 ngàn đồng/kg so với những ngày đầu tháng 6-2014. Cụ thể, giá chôm chôm thường bán tại vườn hiện chỉ còn 4-5 ngàn đồng/kg (giảm 2-3 ngàn đồng); chôm chôm giống Thái Lan và chôm chôm nhãn chỉ còn 10-12 ngàn đồng/kg (giảm 5-6 ngàn đồng/kg).

Trong thời gian gần đây, khi thanh long chính vụ bước vào thời kỳ rộ, nhiều nông dân trồng thanh long trên địa bàn một số xã thuộc huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã bán búp thanh long cho một số điểm thu mua được đặt tại địa phương. Tại sao lại có hiện tượng này?