Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khoai Môn Sáp Vàng Ở Huyện Thống Nhất Được Giá

Khoai Môn Sáp Vàng Ở Huyện Thống Nhất Được Giá
Ngày đăng: 07/03/2014

Cây khoai môn sáp vàng đã gắn bó với người dân xã Lộ 25 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) gần 10 năm nay. Hiện nay, toàn xã Lộ 25 có trên 10 hécta với trên 30 hộ trồng khoai môn sáp vàng, tập trung chủ yếu ở ấp 1, ấp 2 và ấp 5. Đây là đất trồng bắp và các loại rau màu trước đây được người dân chuyển đổi sang trồng môn sáp vàng.

Môn sáp vàng được trồng vào vụ đông - xuân, thời gian thu hoạch khoảng 6 tháng/vụ (từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau), phù hợp với đất đỏ bazan tơi xốp. Anh Lê Bảo Thanh ở ấp 1, cho biết: “Phải thường xuyên luân canh với cây trồng khác để đổi màu đất, thường thì vụ này trồng môn, vụ sau chuyển sang trồng bắp mới hiệu quả”.

Vào vụ thu hoạch, loại cây này cho năng suất bình quân từ 1,5 tấn/hécta, giá từ 5-29 ngàn đồng/kg tùy loại. Mỗi năm, người trồng môn sáp vàng thu lợi nhuận từ 60-70 triệu đồng/hécta/vụ. Hiện nay, môn sáp vàng có năng suất cao hơn so với những cây trồng khác, phần nào cải thiện đời sống kinh tế của người dân.

Ông Vũ Hồng Sâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộ 25, cho biết: “Cây môn sáp vàng trong những năm gần đây đạt năng suất cao. Tuy nhiên, diện tích đất phù hợp với loại cây trồng này ở địa phương chưa nhiều, số hộ tham gia sản xuất còn hạn chế nên chưa có chính sách phát triển đại trà trong nông nghiệp”.

Khoai môn sáp vàng thường dùng chế biến các món ăn hàng ngày, còn là một trong những nguyên liệu chính dùng để làm nhân bánh, đặc biệt là bánh trung thu, nên thị trường tiêu thụ mặt hàng này khá mạnh.


Có thể bạn quan tâm

Tập Trung Chống Hạn, Chăm Sóc Lúa Chiêm Xuân Tập Trung Chống Hạn, Chăm Sóc Lúa Chiêm Xuân

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được hơn 35 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt hơn 98% kế hoạch. Sau gieo cấy thời tiết nắng ấm nên các trà lúa sinh trưởng và phát triển nhanh, hiện đang giai đoạn hồi xanh và đẻ nhánh. Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa đang bị thiếu nước dưỡng; một số diện tích đã hồi xanh nhưng chưa được bón thúc lần 1.

06/03/2015
Năm 2015, Hạ Hòa Phấn Đấu Trồng 16.000 Cây Phân Tán Và 10ha Rừng Năm 2015, Hạ Hòa Phấn Đấu Trồng 16.000 Cây Phân Tán Và 10ha Rừng

Vừa qua, huyện Hạ Hòa tổ chức phát động Tết trồng cây năm 2015. Phát biểu tại buổi lễ phát động, lãnh đạo UBND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tiếp tục tổ chức thực hiện tốt trồng cây phân tán, trồng rừng, trồng cây xanh đô thị để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tạo nên các khu rừng cảnh quan, rừng sinh thái, góp phần phát triển kinh tế đồi rừng, đồng thời bảo vệ, cải thiện môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp. Năm 2015 huyện Hạ Hòa phấn đấu trồng mới 16.000 cây phân tán và 10ha rừng.

06/03/2015
Dồn Đổi Ruộng Đất Khó Vạn Lần Dân Liệu Vẫn Xong Dồn Đổi Ruộng Đất Khó Vạn Lần Dân Liệu Vẫn Xong

Trong lần về xã Hương Nộn (huyện Tam Nông) mới đây, tôi được một người quen hồ hởi cho biết: Bây giờ nhà chỉ còn một thửa ruộng với diện tích hơn một mẫu! Thấy tôi bán tin, bán nghi anh bảo: Xã vừa tiến hành dồn đổi ruộng đất xong bây giờ nhà nào nhiều còn ba ô, phổ biến chỉ một hai thửa.

06/03/2015
Rừng Tốt, Dân Giàu Rừng Tốt, Dân Giàu

Tuy vậy, do chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, lực lượng kiểm lâm đẩy mạnh tuyên truyền về giá trị của rừng trong phát triển bền vững; đồng thời giải quyết hài hòa các lợi ích từ trồng rừng và bảo vệ rừng giữa doanh nghiệp, cơ sở và người dân nên hàng năm Công ty vẫn đảm bảo diện tích trồng rừng và bảo vệ rừng; tác động tích cực đến kinh tế - xã hội trên địa bàn.

06/03/2015
Để Những Cánh Rừng Mãi Xuân Để Những Cánh Rừng Mãi Xuân

Những ngày đầu xuân, chúng tôi có chuyến tham gia tuần tra rừng cùng lực lượng kiểm lâm huyện Thanh Sơn. Đồng chí Nguyễn Tiến Hiếu - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Thanh Sơn cho biết: “Thanh Sơn có trên 14.000ha rừng tự nhiên và trên 25.000ha rừng trồng.

06/03/2015