Khoai môn bí đầu ra

Hai địa phương có diện tích trồng khoai môn lớn nhất ĐBSCL là huyện An Phú (An Giang) và huyện Lấp Vò (Đồng Tháp). Hiện người trồng khoai môn ở đây đang rơi vào cảnh thua lỗ nặng, vì không có đầu ra.
Ông Lê Văn Đào, trồng 8 công khoai môn ở xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú (An Giang) cho biết thời tiết năm nay thuận lợi nên năng suất khoai môn vụ hè thu đạt từ 3,5-4 tấn/1.000m2, cá biệt có nơi đạt 5 tấn/1.000m2.
Tuy nhiên, do giá khoai môn đang sụt giảm, chỉ bằng 1/4 mức giá cùng kỳ năm ngoái, khiến người dân thua lỗ nặng. Hiện giá bán khoai tại ruộng chỉ có 3.000đ/kg, giảm hơn 10.000đ/kg so với năm 2014. Theo ông Đào, 8 công khoai của ông lỗ gần 40 triệu đồng.
Ở Đồng Tháp tình cảnh cũng tương tự. Theo thống kê của UBND xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, vụ hè thu 2015 toàn xã xuống giống 75ha khoai môn. Hiện nông dân mới thu hoạch được 6ha, số còn lại đang tiếp tục thu hoạch. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ đang bí.
Anh Trần Lê Duy Linh, cán bộ nông nghiệp xã Mỹ An Hưng A cho biết, khoai môn từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch khoảng 5 - 6 tháng, củ nặng từ 0,5 -2kg/củ, nhưng hiện nay có đám ruộng để tới 7 tháng chưa thu hoạch vì thương lái không mua. Hiện giá khoai chỉ còn 3.000đ/kg.
Theo nhiều nông dân trồng khoai môn ở huyện Lấp Vò, nếu như trước đây thương lái mua khoai môn cả củ cái lẫn củ giáo (củ phụ đeo quanh củ khoai cái) thì hiện nay họ chỉ mua củ cái. Chị Trương Hồng Hoa cho biết, củ giáo chiếm 40 - 50% tổng sản lượng ruộng khoai. Giờ thương lái chỉ mua củ cái, giá thấp, đã lỗ càng lỗ thêm.
Ông Nguyễn Văn Tròn, thương lái thu mua khoai ở huyện Lấp Vò, nhận định: Nhiều năm nay khoai môn rất ít khi bị rớt giá, do thị trường Trung Quốc và Đài Loan ăn mạnh. Năm nay sản lượng tăng, song thị trường Trung Quốc ngưng mua khiến giá giảm nhiều.
Ông Nguyễn Minh Bửu, Trưởng trạm BVTV huyện An Phú cho biết sản lượng khoai năm nay tăng hơn nhiều so với các năm trước, do năm ngoái người dân trúng giá nên nhiều người bỏ lúa trồng khoai.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 7 đến nay, tại bãi biển Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, nghêu con (nghêu cám) xuất hiện khá nhiều. Chị Phạm Thị Bích Hoa, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi nghêu Hiệp Thạnh cho biết, chỉ mới 1 tháng tập trung khai thác nguồn nghêu con này, tổ hợp tác nuôi nghêu đã thu hoạch trên 80 kg, bán được 180 triệu đồng

Phổ biến là cá kèo, cua biển, artemia và cá chẽm. Riêng tại huyện Vĩnh Châu, diện tích nuôi cá kèo khá phát triển. Đến ngày 10/9, địa phương này đã thả nuôi trên 200 ha. Nhiều người thả nuôi nên nhu cầu con giống khá cao. Có thời điểm, giá cá kèo giống đạt trên 07 triệu đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay

Trong lúc cuộc sống của nhiều diêm dân khốn khó vì không tiêu thụ được muối thì thông tin Bộ Công Thương cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu thêm 50.000 tấn muối như một gáo nước lạnh đối với họ

ĐBSCL thời điểm này dịch cúm gia cầm đã tái phát tại 4 tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Vĩnh Long, thế nhưng người dân vẫn còn rất thờ ơ.

Trong khi Cục Thú y chủ trương rút dần việc tiêm vacxin CGC, thì hầu hết các địa phương lại nhất quyết cho rằng, không tiêm là không ổn!