Khoai Lang Trúng Mùa, Được Giá Ở Tuy Hòa (Phú Yên)

Thời điểm này, nhiều hộ nông dân ở thôn Xuân Dục, Chính Nghĩa, xã An Phú, TP Tuy Hòa (Phú Yên) đang vào chính vụ thu hoạch khoai lang với niềm vui được giá.
Cánh đồng Xuân Dục trước đây khô khốc, nông dân chỉ gieo trồng 1 vụ lúa rồi bỏ hoang. Nhờ tiếp cận được mô hình xen canh, nông dân đào giếng tìm nguồn nước sản xuất 3 vụ/năm: Lúa - rau dưa - khoai lang. Theo nhiều người dân có đất canh tác tại đây, so với lúa, rau dưa thì khoai lang cho thu nhập cao nhất.
Khoai lang trồng trên đất cát pha nên thuận lợi trong khâu thu hoạch. Gia đình chị Trần Thị Hương ở thôn Chính Nghĩa có 3 người, một buổi thu hoạch xong 1 sào khoai, cho sản lượng 1 tấn, thương lái vào tận ruộng mua giá 8.000 đồng/kg, cao hơn năm trước 2.000 đồng/kg. Chỉ riêng vụ khoai năm nay, trừ chi phí xong, chị Hương thu nhập khoảng 7 triệu đồng.
Cạnh đó, gia đình chị Nguyễn Thị Thủy trồng 3 sào, thu hoạch được 3 tấn khoai, trừ chi phí, thu nhập trên 20 triệu đồng. Nhiều người sau khi thu hoạch khoai không bán cho thương lái mà dựng chòi ven đường Lê Duẩn nối dài bán với giá 10.000 đồng/kg. Ông Trần Văn Trọng, một người trồng khoai, giải thích: “Nếu chịu khó ngồi bán lẻ sẽ có thêm 2 triệu đồng/sào. Số tiền này bằng thu nhập của một vụ trồng rau vì chi phí trồng rau cao, đặc biệt năm gặp hạn phải cần nhiều công tưới nước”. Chị Trần Thị Thanh
Hương cũng cho biết, trồng 2 sào khoai, khi bán lẻ có thêm 2 triệu đồng so với bán sỉ tại ruộng. Chị còn mua khoai những người xung quanh để bán lại lấy lời. “Lấy công làm lời, một ngày tôi bán vài tạ. Khoai lang khi nấu ăn rất ngọt, củ không bị sùng (sâu bệnh) nên được nhiều người mua”, chị Hương nói. Nhiều người bán khoai lang ở đây cho biết, trên cánh đồng này thu hoạch hàng trăm tấn khoai lang nhưng cũng chỉ đủ bán cho người dân trong TP Tuy Hòa và một số xã ở huyện Tuy An. Nhiều thương lái đến hỏi mua xuất ra ngoài tỉnh nhưng người dân không có đủ số lượng khoai để cung cấp.
Ông Trần Thanh Quận, Phó chủ tịch UBND xã An Phú cho biết: “Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ kinh phí để nông dân học kỹ thuật trồng khoai lang, dưa hấu phủ bạt, rau sạch và chăn nuôi bò, chăm sóc lúa giống. Từ các mô hình này, người dân đã chuyển một số diện tích sản xuất lúa bấp bênh sang trồng các loại rau màu mang lại thu nhập trên 100 triệu đồng/ha”.
Có thể bạn quan tâm

Với việc triển khai Đề án cơ giới hóa đã góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa (bình quân giảm 4,3 triệu đồng/ha so với thu hoạch thủ công). Tổng nguồn vốn mà người dân vay để mua máy gặt đập liên hợp là 34,227 tỉ đồng.

Chanh lai bông tím là loại cây khá dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ đậu trái và năng suất cao, đặc biệt được thị trường ưa chuộng. Chanh lai bông tím được xem là giải pháp tốt giúp bà con nhà vườn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch chổi rồng trên nhãn.

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện chong đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ trên tỉnh Bình Thuận liên tục tăng với tốc độ cao. Trước sự tăng trưởng của phụ tải thanh long, ngoài việc nỗ lực đầu tư của ngành điện, Điện lực Bình Thuận (PC Bình Thuận) đã có nhiều chương trình hỗ trợ tích cực cho nông dân.

Hiện nay, thanh long ruột trắng đang ở thời điểm nghịch mùa, trong khi thanh long ruột đỏ vẫn còn cho trái mùa thuận nên giá hai loại thanh long này chênh lệch nhau không nhiều. Tuy nhiên, giá thanh long thời điểm này ở mức rất cao, nhất là thanh long ruột trắng nên nông dân trồng thanh long rất phấn khởi do có lợi nhuận cao.

Nguyên nhân là do nông dân trồng bưởi tập trung cho vụ bưởi tết nên hiện không có bưởi cung cấp ra thị trường. Giá mít bán tại vườn tùy loại có mức từ 8 - 12 ngàn đồng/kg, tăng 4 - 5 ngàn đồng/kg so với tháng trước. Ổi giống Đài Loan cũng đứng ở mức 9 ngàn đồng/kg, tăng 4 ngàn đồng/kg so với tháng trước. Ngoài ra, các mặt hàng sầu riêng, chôm chôm, xoài, thanh long... cũng bán được giá cao do trái mùa.