Khoai lang tím Vĩnh Long vừa trồng vừa lo

Ngày 16-6, ông Võ Văn Theo, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Bình Tân (tỉnh Vĩnh Long) thông tin: “Trong ngày hôm qua, giá khoai lang tím Nhật ở mức 270.000 đồng/tạ (60kg), với giá này nông dân có lời từ 2 triệu-3 triệu đồng/công (1.000m2). Nhưng giá khoai lên xuống thất thường, từ đầu tháng đến nay, có lúc giá còn 220.000 đồng/tạ và có khi tụt xuống chỉ còn 100.000 đồng/tạ, với giá này thì nông dân lỗ nặng”.
Nông dân Lê Văn Quang (ngụ xã Thành Đông, huyện Bình Tân), than: “Cách đây vài ngày, thương lái đến ruộng khoai của tui mua nhưng họ thấy quá cỡ chỉ mua với giá 50.000 đồng/tạ. Tôi trồng 10 công, với giá trên cộng với tiền thuê đất trồng khoai lang, vụ này đã lỗ khoảng 120 triệu đồng”.
Huyện Bình Tân đã thu hoạch được khoảng 6.000/8.000 ha khoai lang. Theo tính toán của nhiều hộ dân, nếu 1 ha khoai lang cho năng suất từ 45-50 tạ/công và bán với giá từ 150.000-200.000 đồng/tạ thì người dân đã lỗ từ 4-5 triệu đồng/công. Không những vậy, năm nay sâu bệnh hoành hành, nhiều ruộng khoai khi thu hoạch đã bị sâu hơn phân nửa.
Bị sâu bệnh tấn công, khoai mất mùa, bán giá thấp nên nhiều nông dân trồng khoai lang thua lỗ.
“Chỉ có duy nhất vào năm 2011, giá khoai lang tím Nhật hơn 1 triệu đồng/tạ, nhiều nông dân trồng 1 vụ đã thành tỉ phú. Khoai lang tím Nhật chỉ xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc nên phụ thuộc rất lớn vào thị trường này. Gần đây bên đó họ chậm “ăn hàng" nên làm giá khoai lang trong nước giảm xuống. Trong khi khoai lang tím Nhật không tiêu thụ được nội địa do người dân chỉ quen ăn khoai lang trắng” - ông Theo phân trần.
Có thể bạn quan tâm

Khi tiết trời chuyển sang đông cũng là lúc “chợ di động” thu mua nông sản ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) nhộn nhịp. Những mặt hàng như ngô, bí xanh, khoai sọ, gừng… theo dòng xe vận tải đi khắp vùng miền đất nước, thậm chí còn xuất bán sang cả các nước châu Âu. Tuy nhiên, do khó khăn về giao thông, các mặt hàng nông sản đang bị tư thương ép giá.

Theo Chi cục Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), năm nay mặc dù bị ảnh hưởng bởi một số cơn bão nhưng sản lượng cá thương phẩm toàn tỉnh ước đạt 29 nghìn tấn, tăng gần 2.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái

Nằm trong khu vực miền núi phía Bắc, Hòa Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản như hệ thống sông ngòi, ao, hồ nhiều được phân bố khá đều. Tận dụng lợi thế này, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây.

Nắng đang nhạt dần. Đám mây đen báo bão trôi dạt về phía biển. Các nhà bè xung quanh vẫn nhộn nhịp việc. Dường như với họ, đối mặt với giông bão, nắng mưa đã trở thành chuyện đương nhiên trên sông nước. Nuôi được con cá mau lớn, khỏe mạnh, bán được giá đã là chuyện cũ. Giờ đây, đích đến của những người làm nghề nuôi cá lồng bè còn là việc chủ động nguồn cá giống đạt chất lượng và phát triển mạnh.

Hiếm có khi nào mà các cơn bão lại hình thành liên tiếp trên biển Đông, gây ảnh hưởng trên vùng biển của nước ta nhiều như trong thời gian vừa qua. Sau những cơn "bão" giá xăng dầu khiến cho chi phí mỗi chuyến ra khơi đẩy lên cao, thì những cơn bão do thiên tai gây ra đã khiến không ít tàu, thuyền của ngư dân phải lao đao.